Khoảng cách giữa các lần sinh:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 56 - 58)

I. Nhóm chính sách đối với cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh

I.3.Khoảng cách giữa các lần sinh:

Quyết định 162/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã vận động phụ nữ giãn khoảng cách giữa các lần sinh (từ 3 đến 5 năm). Khoảng cách giữa các lần sinh được đo bằng số tháng giữa các lần sinh liên tiếp. Khoảng cách này được hướng dẫn chung cho cả khu vực thành thị, nông thôn và cho cả giữa lần sinh thứ nhất với lần sinh thứ hai và giữa các lần sinh tiếp theo. Khoảng cách từ 3 đến 5 năm là đã tính đến cả yếu tố sức khoẻ của mẹ và con và yếu tố kinh tế của gia đình.

Độ dài trung vị của khoảng cách giữa lần sinh là 32 tháng, nhưng có 22,8% các trường hợp sinh có khoảng cách dưới 24 tháng và 36,9% có khoảng cách từ 24 đến 35 tháng (tức là 59,7% các trường hợp sinh không như chỉ tiêu vận động là từ 3 đến 5 năm). Chỉ có 40,3% các trường hợp sinh có khoảng cách từ 36 tháng trở lên. Sự khác biệt lớn nhất về khoảng cách sinh giữa thành thị và nông thôn với độ dài tương ứng là 42,2 và 31,3 tháng, giữa phụ nữ chưa đi học và phụ nữ tốt nghiệp trung học trở lên là 42,2 và 31,3 tháng, giữa phụ nữ chưa đi học và phụ nữ tốt nghiệp trung học trở lên là 30,4 và 36,9 tháng, giữa lao động nông nghiệp và lao động trí óc là 31,0 và 49,2 tháng, giữa vùng miền núi và trung du Bắc Bộ có khoảng cách giữa các lần sinh ngắn nhất 29,4 tháng, giữa vùng miền núi trung du Bắc Bộ có khoảng cách giữa các lần sinh ngắn nhất 29,4 tháng và vùng Đông Nam Bộ bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh tập trung dân cư đô thị có khoảng cách giữa các lần sinh dài nhất.

Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh, tỉ lệ chết của trẻ em và khoảng cách giữa các lần sinh của các bà mẹ. Khoảng cách sinh con ngắn làm tăng nguy cơ chết của mẹ, đặc biệt khi khoảng cách giữa các lần sinh dưới 24 tháng thì nguy cơ chế càng cao. Theo điều tra sức khoẻ sinh sản – 1995 (VNRHS- 95), tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của các bà mẹ có tuổi sinh con dưới 20 lên tới 85%o đối với khoảng cách sinh so với lần sinh dưới 24 tháng, trong khi đó tỷ lệ này chỉ là 7,5%o đối với các trường hợp có khoảng cách sinh 36 tháng.

Trên thực tế, chi phí của mỗi lần sinh là rất lớn (bao gồm cả chi phí thực tế và chi phí cơ hội) và vì vậy, khoảng cách giữa các lần sinh ngày càng ngắn dễ gây ra tình trạng khó khăn về kinh tế của các gia đình và lâm vào cảnh túng thiếu, nghèo đói. Kết quả điều tra mức sống năm 1993 cho thấy: trong số 412 hộ nghèo có 317

hộ (chiếm 76,9%o) có khoảng cách sinh con thứ nhất và con thứ hai dưới 36 tháng, trong khi tỷ lệ chung của cả nước là 59,7%o. Về lý thuyết và thực tế cũng đã chứng minh là, nếu khoảng cách giữa các lần sinh càng cao thì khả năng tích lũy về kinh tế, đầu tư cho con và sức khoẻ của cả mẹ và con sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Phân tích số liệu điều tra của Uỷ ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Hà Nội năm 1993 cho thấy: Chi phí cho khám chữa bệnh (ngoài phần các bệnh viện của Nhà nước thực hiện miễn phí đối với trẻ dưới 6 tuổi) đối với một đứa trẻ có khoảng cách giữa các lần sinh dưới 12 tháng cao gấp 2,1 lần so với đứa trẻ có khoảng cách sinh là 36 tháng, và chi phí cho đứa trẻ có khoảng cách giữa các lần sinh từ 12 đến 24 tháng cao gấp 1,39 lần.

Vận động phụ nữ giãn cách giữa các lần sinh là tạo điều kiện tối thiểu để duy trì sức lao động của phụ nữ, đảm bảo dinh dưỡng và sự chăm sóc cho thế hệ trẻ em, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và mỗi gia đình. Giãn khoảng cách giữa các lần sinh góp phần hạn chế sinh, nhưng quan trọng hơn là bảo vệ an toàn và sức khoẻ của người mẹ, bảo vệ an toàn và dinh dưỡng cho trẻ sinh ra. Đó là chỉ tiêu phù hợp với hướng tiếp cận chất lượng về sức khoẻ sinh sản.

Trên thực tế, một số ý kiến cho rằng không nên qui định khoảng cách giữa các lần sinh bởi mỗi cặp vợ chồng khi muốn sinh thêm con sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của họ. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên đưa thời gian vận động với khoảng cách tối thiểu là 3 năm, còn người ta có thể chọn khoảng thời gian thích hợp với hoàn cảnh của mình để sinh con thứ 2, kể cả các trường hợp đặc biệt như những người lấy chồng muộn (sau 30 tuổi).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 56 - 58)