Tự nguyện sử dụng và quyền lựa chọn biện pháp tránh tha

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 63 - 65)

I. Nhóm chính sách đối với cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh

I.6.Tự nguyện sử dụng và quyền lựa chọn biện pháp tránh tha

Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân dân năm 1989 đã qui định: “Mọi người có trách nhiệm thực hiện KHHGĐ, có quyền lựa chọn biện pháp sinh đẻ có kế hoạch theo nguyện vọng….Nghiêm cấm hành vi gây trở ngại hoặc cưỡng bức trong việc thực hiện KHHGĐ”.

Để đảm bảo sự tự nguyện sử dụng và quyền tự do lựa chọn các biện pháp tránh thai, các cơ quan tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình đã bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, tư vấn đến các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tác dụng và điều kiện sử dụng các biện pháp tránh thai.

Kết quả của công tác tuyên truyền, vận động và tư vấn về các biện pháp tránh thai cho thấy, việc hiểu biết ít nhất một biện pháp tránh thai là hiện tượng phổ biến của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Nói chung, sự hiểu biết về kiểm soát mức kinh phí khá cao ở tất cả các nhóm tuổi, mặc dù ở một số nhóm tuổi trẻ, tỷ lệ hiểu biết có thấp hơn các nhóm tuổi khác, nhóm 15-19 cũng có tới 80% biết ít nhất một biện pháp tránh thai hiện đại; nhóm từ 25 đến 44 tuổi, gần như mọi người đều biết về biện pháp tránh thai hiện đại. Có sự khác nhau lớn về hiểu biết biện pháp kế hoạch hoá gia đình theo trình độ học vấn, giữa những phụ nữ chưa bao giờ đến trường và những phụ nữ đã từng đi học. Chỉ có 79% phụ nữ đã từng có chồng và chưa bao giờ đến trường biết một số biện pháp kế hoạch hoá gia đình nào đó, so với con số từ 98% trở lên đối với những người tốt nghiệp tiểu học bậc I hoặc có trình độ cao hơn. Sự khác biệt

không đáng kể về mức độ hiểu biết các biện pháp kế hoạch hoá gia đình của phụ nữ làm trong các nhóm nghề khác nhau.

Trong thực tế triển khai các hoạt động của chương trình DS – KHHGĐ, việc đưa ra chỉ tiêu số người sử dụng biện pháp tránh thai mang tính hướng dẫn, để xác định khả năng phấn đấu của mỗi địa phương, mỗi cấp thực hiện và đảm bảo kinh phí kèm theo. Song đã không ít nơi coi đó là chỉ tiêu cấp trên giao và thậm chí còn hiểu đó là chỉ tiêu bắt buộc và do đó phải phấn đấu thực hiện bằng nhiều cách, kể cả hình thức bắt buộc từng đối tượng phải sử dụng biện pháp tránh thai.

Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng: Số lượng các biện pháp tránh thai ở nước ta còn ít và trong mỗi biện pháp lại có quá ít các chủng loại, đồng thời với điều kiện lao động và sinh hoạt của nông dân đã dẫn tới tâm lý và phong tục sử dụng các biện pháp kín đáo và không cần nhớ thường xuyên, nên nói chung, nhiều cặp vợ chồng vẫn còn nhu cầu và tự nguyện lựa chọn sử dụng dụng cụ tử cung (vòng tránh thai), nên tỷ lệ phụ nữ sử dụng dụng cụ tử cung vẫn tăng cả về số lượng tuyệt đối và số lượng tương đối. Với các yếu tố nêu trên đã làm hạn chế khả năng lựa chọn của khách hàng, hạn chế quyền được lựa chọn biện pháp sinh đẻ có kế hoạch theo nguyện vọng và do đó, kết quả đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai ở Việt Nam là chưa đa dạng.

Cơ cấu các biện pháp tránh thai đang sử dụng luôn thay đổi theo thời gian, tỷ lệ những người sử dụng biện pháp tránh thai từ năm 1988 đến nay có sự tăng lên đáng kể: Năm 1988, tỷ lệ này là 53,18%; năm 1994 tăng lên là 64,95% và năm 1997 là 69,5%, trong đó các biện pháp tránh thai hiện đại có xu hướng tăng nhanh hơn, đặc biệt các biện pháp tránh thai phi lâm sàng tăng nhanh nhất (Tỷ lệ số người sử dụng bao cao su tăng từ 1,16% năm 1988 lên 4,03% năm 1994 và 5,07% năm 1997), trong khi các biện pháp tránh thai truyền thống có hiệu quả thấp có xu hướng giảm từ 15,43% năm 1988 tăng lên 21,2% năm 1994 và giảm mạnh xuống còn 14,93% năm 1997.

Năm 1997, tỉ lệ đang sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ hiện đang có chồng trong độ tuổi 15 – 49 là 69,5%, trong đó 54,57% là sử dụng các biện pháp tránh thái hiện đại, nhưng có tới 39% phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng dụng cụ tử cung, chỉ có 6,29% là biện pháp đình sản, 5,07% là sử dụng bao

cao su, 3,79% là sử dụng thuốc uống và 0,35% là sử dụng thuốc tiêm, màng ngăn. Vẫn còn tới 14,93% số cặp vợ chồng sử dụng 2 biện pháp tránh thai có hiệu quả thấp là xuất tinh ngoài và tính vòng kinh.

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai có mối quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn của phụ nữ, trình độ học vấn của phụ nữ càng cao, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai càng lớn. Tuy nhiên, do việc mở rộng tuyên truyền vận động, nên độ chênh lệch ngày càng giảm đi, nếu vào năm 1994, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ đã tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên cao gấp 2,2 lần phụ nữ chưa bao giờ đến trường thì đến năm 1996, con số ngày chỉ còn là 1,7 lần.

Cũng có sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai theo nghề nghiệp và theo nơi ở của phụ nữ, trong số phụ nữ đang có chồng, những người làm việc trí óc sử dụng biện pháp tránh thai cao nhất tới 82,6%, tiếp đó là những người lao động phi nông nghiệp 72,9%, lao động nông nghiệp là 61,68% và cuối cùng là lao động dự trữ chỉ có 59,11%. Sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn chỉ rõ rệt đối với tất cả các biện pháp tránh thai là 74,7% so với 62,4%, nhưng không rõ rệt đối với biện pháp tránh thai hiện đại là 48,5% so với 42,5%, nguyên nhân là khu vực thành thị sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống cao hơn hẳn khu vực nông thôn là 26,21% so với 19,86%. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ chưa có con rất thấp 0,4% tăng lên đối với phụ nữ đã có một con là 16,6%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 63 - 65)