Chính sách đối với người có nhucầu nạo phá thai:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 69 - 71)

I. Nhóm chính sách đối với cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh

I.7.3. Chính sách đối với người có nhucầu nạo phá thai:

Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 đã qui định: “Phụ nữ được quyền nạo phá thai theo nguyện vọng”. Người có nhu cầu nạo phá thai, hút điều hoà kinh nguyệt không cần phải có các thủ tục bắt buộc như trước đây và được tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng khi thực hiện dịch vụ này (không cần có giấy giới thiệu, không cần khai rõ địa chỉ, sự đồng ý của chồng).

Có ba yếu tố cơ bản khi phân tích, đánh giá tình hình nạo, phá thai là 1) Mức độ hợp pháp của nạo phá thai (chính sách quy định của mỗi quốc gia), 2) Số lượng và tỷ lệ nạo phá thai hàng năm và 3) Sự tương quan tới tổng tỷ suất sinh và tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai.

Việt Nam là một trong số 32 quốc gia trên thế giới cho phép nạo phá thai theo yêu cầu và tỷ lệ nạo phá thai cao thứ bảy trong số 32 nước này. Tuy nhiên, số liệu về số lượng và tỷ lệ nạo phá thai ở nước ta có nhiều nguồn rất khác nhau, nhưng số liệu thu thập được qua các cuộc điều tra thường thấp hơn số liệu báo cáo định kỳ của hệ thống dịch vụ y tế và điều này cũng thường gặp ở một số nước.

Theo số liệu trong niên giám thống kê y tế hàng năm, cũng trong năm 1994 có 1,15 triệu thường hợp nạo, hút thai và do đó tỷ lệ nạo hút thai sẽ là 62,3% và

cao hơn so với số liệu điều tra 1/4/1994 gấp 3 lần. Nguyên nhân của tình trạng khác nhau là: Số liệu điều tra chỉ hỏi những phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng, nên đã bỏ sót các trường hợp nạo hút thai ở tuổi vị thành niên và người ngoài hôn nhân, mặt khác một số phụ nữ được phỏng vấn không khai hoặc khai hết số lần nạo hút thai vì tâm lý còn e ngại do ảnh hưởng của tâm lý truyền thống. Ngược lại số liệu trong niêm giám thống kê y tế là cao hơn thực tế vì do chính sách nạo phá thai theo yêu cầu, vừa đảm bảo yêu cầu giữ bí mật cho cá nhân, nên trong danh sách người nạo hút thai của các cơ sở y tế không ghi địa chỉ cũng như không có bất cứ bằng chứng nào. Trong khi các trường hợp nạo hút lại được cấp miễn phí các loại thuốc thiết yếu và cán bộ y tế lại có tiền phụ cấp phẫu thuật.

Nạo phá thai trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được coi là một biện pháp tránh thai. Do đó, phụ nữ có quyền nạo, phá thai theo nguyện vọng nhưng các chính sách không khuyến khích phụ nữ nạo phá thai. Trong số trường hợp nạo hút thai cũng có người đang sử dụng các biện pháp tránh thai kể cả các biện pháp tránh thai lâm sàng. Nguyên nhân có thể là do chất lượng các dịch vụ KHHGĐ còn hạn chế. Ngay cả biện pháp tránh thai có hiệu quả cao nhất như đình sản, tỷ lệ thất bại theo lý thuyết vào khoảng trên dưới 1%. Mặt khác, tỷ lệ hút điều hoà kinh nguyệt so với tổng số trường hợp nạo hút thai chiếm tới 58 – 65% là do các trường hợp chậm kinh 1 – 2 tuần lễ đã lo lắng và đi hút điều hoà kinh nguyệt, tỷ lệ không có thai (hút gió) từ 16-48%.

Chương trình DS – KHHGĐ đã tập trung vào tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn để các đối tượng chấp nhận sử dụng các biện pháp KHHGĐ để ngăn chặn có thai ngoài ý muốn. Đồng thời để trực tiếp giảm số lượng hút điều hoà kinh nguyệt, những người nghi ngờ có thai được hướng dẫn sử dụng loại dụng cụ thử thai sớm để tránh “hút gió” và thu hẹp phạm vi đối tượng cấp miễn phí khi nạo thai, chỉ cấp thuốc thiết yếu và phụ cấp phẫu thuật cho những trường hợp nạo hút thai do thất bại của việc sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng.

Song trên thực tế, vẫn còn nhu cầu nạo thai và hút điều hoà kinh nguyệt, nên chính sách đã qui định tiểu chuẩn kỹ thuật cho các cấp làm dịch vụ để hạn chế nạo phá thai không an toàn, quản lý các biến chứng sau nạo phá thai và nâng cao chất lượng dịch KHHGĐ giảm tỷ lệ thất bại sử dụng biện pháp tránh thai. Để bảo đảm

quyền lợi cho người sử dụng biện pháp tránh thai và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, chế độ cấp miễn phí thuốc thiết yếu theo danh mục thuốc cho nạo phá thai được áp dụng đối với các đối tượng: người sử dụng biện pháp tránh thai (đặt vòng, đình sản, tiêm và uống thuốc tránh thai) có phiếu thực hiện KHHGĐ bị vỡ kế hoạch, đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh huyện miền núi, đồng bào dân tộc Khơ me, thiên chúa giao thực hiện nạo thai. Hút điều hoà kinh nguyệt tại các cơ sở dịch vụ KHHGĐ của y tế Nhà nước. Định mức kinh phí thuốc thiết yếu đối với nạo thai là 16.175 đ/ca và với hút điều hoà kinh nguyệt là 12.755đ/ca.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)