Chăm sóc sức khoẻ người mẹ và thai sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 71 - 72)

I. Nhóm chính sách đối với cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh

1.8. Chăm sóc sức khoẻ người mẹ và thai sản

Những biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh đẻ là nguyên nhân dẫn đến tử vong phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và nguy cơ với trẻ sơ sinh. Mục tiêu của chính sách là giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ thông qua biện pháp: giáo dục làm mẹ an toàn, chăm sóc trước khi sinh, dinh dưỡng bà, quản lý thai nghén, cấp cứu sản khoa, ngăn chặn bệnh thiếu máu và rối loạn do thiếu i- ốt.

Việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai sản được thực hiện ở mức độ cung cấp dịch vụ ý tế cho các bà mẹ trong thời gian mang thai và khi sinh nơ. Kết quả điều tra nhân khẩu học giữa kỳ (1/4/1994) cho thấy đã có 54,9% phụ nữ sinh trong vòng 5 năm trước đã gặp bác sĩ, y sĩ hoặc nữ hộ sinh để khám thai, nhưng cũng có tới 43,4% phụ nữ không khám thai lần nào.

Tỷ lệ phụ nữ khám thai giảm theo tuổi và thứ tự sinh. Trong khi chỉ có 29,7% phụ nữ sinh con đầu lòng không được khám thai thì tăng lên 68,9% đối với trường hợp sinh từ lần thứ 6 trở lên. Phụ nữ ở thành thị khám thai nhiều gấp 1,5 lần so với phụ nữ ở nông thôn (78,86% so với 52,71%). Mức độ khám thai cũng tăng theo trình độ học vấn của phụ nữ. Có tới 84,34% phụ nữ chưa đi học không khám thai trong khi phụ nữ có trình độ trung học trở lên không khám thai chỉ có 11,75%.

Những nhân tố ảnh hưởng đến tử vong và bệnh tật bà mẹ là tuổi bắt đầu hoặc kết thúc khi sinh đẻ, khoảng cách giữa các lần sinh, tổng số lần có thai, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hoá của người phụ nữ, nạo phá thai. Vì vậy các chính sách và giải pháp cần được tiến hành đồng bộ để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, có chú ý đến nhucầu sức khoẻ sinh sản ở vị thành niên gái và phụ nữ trẻ để

ngăn chặn bệnh tật, ngăn chặn có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và ngăn chặn bệnh lây qua đường tình dục.

Bảo vệ bà mẹ khi sinh là một biện pháp của chương trình chăm sóc sức khoẻ người mẹ bà thai sản. Vấn đề làm mẹ an toàn, bảo vệ bà mẹ khi sinh được thực hiện bởi những cán bộ được đào tạo về chuyên môn như các nữ hộ sinh, y tế hoặc ít nhất là bà đỡ đã được đào tạo và tại những cơ sở dịch vụcó đủ phương tiện cấp cứu sản khoa.

Nhà nước khuyến khích sinh con tại các cơ sở y tế công cộng để được bảo đảm an toàn, giảm tỷ lệ chết mẹ và chết trẻ sơ sinh. Kết quả điều tra xã hội cho ta thấy trong vòng 10 năm từ 1984-1994 tỷ lệ các bà mẹ sinh con tại các cơ sở y tế chiếm 55,7%, trong đó đó 37,1% tại trạm y tế xã, 9,4% tại bệnh viện huyện, 8,2 tại bệnh viện tỉnh và 1,0% tại bệnh viện Trung ương. Vẫn còn 43,5% các trường hợp sinh tại nhà.

Gần 90% phụ nữ khu vực thành thị sinh con tại các cơ sở y tế công cộng, ngược lại phụ nữ ở nông thôn sinh con tại nhà chiếm tới 49,6%, đặc biệt vùng Tây Nguyên phụ nữ sinh con tại nhà chiếm 71,57%, vùng miền núi trung du Bắc Bộ tới 67,3% trong khi vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 13,54%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)