Luật pháp về cung cấp dịch vụ KHHGĐ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 27 - 28)

II. Kinh nghiệm sử dụng pháp luật trong chính sách dân số

2. Luật pháp về cung cấp dịch vụ KHHGĐ

Việc cung cấp các dịch vụ tránh thai và tránh đẻ ngoài việc đáp ứng quyền sinh sản của con người nhưng cũng có những điểm cần chú ý như:

- Nó chấm dứt hoàn toàn khả năng sinh đẻ.

- Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt thủ tục, tiêu chuẩn kỹ thuật có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí tính mạng của người sử dụng.

- Việc tránh đẻ, tránh thai liên quan không chỉ đến quyền lợi của bản thân người sử dụng mà còn liên quan đến vợ (chồng) và gia đình của họ.

Vì ảnh hưởng của dịch vụ kỹ thuật đối với đời sống con người, gia đình và xã hội to lớn như vậy nên tất yếu Nhà nước phải xây dựng khung pháp lý cho các dịch vụ này.

Có thể nói các vấn đề liên quan đến cung cấp dịch vụ KHHGĐ được quy định tương đối rõ ràng và chi tiết trong Luật pháp nhiều nước. Các quy định luật pháp này dưới hình thức văn bản luật và dưới luật. Các quy định pháp lý liên quan đến cung cấp dịch vụ khác nhau giữa các nước và trong một nước cũng có sự thay đổi theo thời gian khi các điều kiện trong đó chúng phát huy hiệu lực thay đổi. Cụ thể là:

a – Một số nước cấm hoàn toàn cung cấp và sử dụng các dịch vụ tránh thai, tránh đẻ. Theo Ngân hàng thế giới, năm1988, có 7 nước có luật cấm như vậy.

b – Các nước khác chỉ cấm một số biện pháp tránh thai nhất định.

c - Đa số các nước cho phép sử dụng các biện pháp tránh thai, tránh đẻ nhưng thường có các quy định pháp lý kèm theo để đảm bảo lợi ích của người cung cấp và người sử dụng. Các quy định đó thường là:

- Điều kiện để được sử dụng phương tiện và dịch vụ - Điều kiện để được cung cấp phương tiện và dịch vụ - Địa điểm cung cấp phương tiện và dịch vụ

- Thủ tục cung cấp dịch vụ

Dưới đây chúng ta khảo sát cơ sở luật pháp đối với từng phương tiện và dịch vụ tránh thai, tránh đẻ.

1.1. Đình sản

Tình trạng pháp lý của đình sản như sau:

+ Một số nước cấm đình sản (Ailen, A rập – Xê út, Mi – an – ma, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ đào nha, Xô - ma - li). Điều này có thể tìm thấy trong Luật hình sự. Điều 552 Luật hình sự I – ta – li – a năm 1930 quy định: “người nào tiến hành đình sản nam hay nữ, kể cả khi có sự đồng ý của đối tượng, sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 8 đến 40 nghìn lia”. Điều 360 luật xử phạt của Ni – ca – na – goa quy định hành vi “làm cho các cơ quan sinh sản của người khác trở nên mất tác dụng” là phạm pháp.

+ Ngược hẳn lại, Luật của Bang Maharaghtra (ấn Độ) bắt buộc đình sản trong vòng 180 ngày kể từ khi sinh con thứ 3, nếu ai không đình sản sẽ bị phạt tù dưới 2 năm, ngoại trừ 3 con cùng giới hoặc con thứ 3 đã 5 tuổi.

ở châu Mỹ – La tinh, Luật pháp cấm đình sản nhưng đình sản tự nguyện vẫn ngày càng mở rộng mà không có sự gây trở ngại của chính quyền.

+ Tính pháp lý không rõ ràng do không có quy định.

+ Cho phép đình sản nhưng đưa ra các điều kiện để đảm bảo lợi ích của nhân dân. Đó là:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)