Các biện pháp không khuyến khích sinh:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 49 - 53)

Các nước đang phát triển có dân số dân đông nhất nhưng lại có tốc độ gia tăng dân số cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Năm 1989, tốc độ gia tăng tự nhiên ở các nước đang phát triển là 2,1% thì ở các phát triển là 0,6%. Sự gia tăng dân số tạo ra sức ép dân số đối với các nước đang phát triển nơi cư trú của 4/5 dân số thế giới.

Hiện nay các nước đang phát triển ngày càng nhận thức được rằng giảm sinh là một bộ phận không thể thiếu được trong chương trình phát triển của họ. Vì phát triển kinh tế xã hội là cách duy nhất để giảm sinh không còn là biện pháp được nhiều người ủng hộ. Thực tế đã chứng minh được rằng chỉ những tiến bộ kinh tế xã hội thôi không đủ để làm giảm sinh đến mức có thể giải quyết được vấn đề đói nghèo và suy thoái môi trường và việc can thiệp của Chính phủ vào việc kế hoạch hoá gia đình không có nghĩa là vi phạm quyền con người trong chính sách dân số.

Các biện pháp hạn chế mức sinh bao gồm: 1. Các biện pháp hành chính / pháp luật 2. Các biện pháp kinh tế xã hội

3. Hình thức tuyên truyền, giáo dục. 4. Thiết lập hệ thống dịch vụ đầy đủ.

Các biện pháp không khuyến khích sinh có thể chia làm hai nhóm: Nhóm 1: Các hình thức thưởng cho những người hạn chế sinh Nhóm 2: Các hình thức phạt những người cố tình sinh nhiều con.

Việc thưởng cho những người sinh ít con cũng chính là hình thức phạt cho những người sinh nhiều con vì họ không được thưởng. Do nhiều lý do nên các nước đều thấy rằng nên nhấn mạnh việc áp dụng nhóm 1 hơn nhóm 2.

Trung Quốc và ấn Độ là những nước đông dân, nên mục tiêu của chính sách dân số của họ tập trung vào việc hạn chế sự gia tăng dân số. Các hình thức thưởng phạt cũng thể hiện tính đa dạng và quyết liệt:

1. Các hình thức thưởng cho người han chế sinh:

1.1. Cung cấp miễn dịch vụ, phương tiện tránh thai:

Ngoài việc cung cấp miễn phí dịch vụ, phương tiện tránh thai ra còn thưởng một khoản tiền nhất định cho những người vận động, người cung cấp dịch vụ và chấp nhận các biện pháp tránh thai có hiệu quả như: đình sản và dụng cụ tử cung. Các mức thưởng cho người chấp nhận phụ thuộc vào số con, giới tính của người đình sản. ở Triều Tiên năm 1989 đình sản khi có một con được thưởng 411 USD, khi có 2 con chỉ được hưởng 147 USD.

Đài Loan: Nam đình sản được hưởng nhiều gấp 3 lần nữ.

Pakistan nữ đình sản lại được hưởng nhiều gấp 2,43 lần so với nam giới. Thái lan mức thưởng cho việc đình sản nhiều gấp 4 lần so với mức thưởng cho việc đặt dụng cụ tử cung.

1.2. Miễn thuế thu nhập: Miễn thuế thu nhập cho các gia đình có 1-2 con như ở Nam Triều Tiên từ năm 1997.

1.3. Hình thức tín dụng:

Ưu tiên cho người nghèo đã triệt sản vay vốn để làm ăn sinh sống – ở Nam Triều Tiên.

1.4. Trợ cấp:

- Trung Quốc trợ cấp cho đứa con độc nhất mỗi năm bằng 1 tháng lương trung bình. Việc trợ cấp này kéo dài 14 năm. Trợ cấp cho người già về hưu có một con bằng 5%, cho người không con 10%.

- Một hình thức trợ cấp có điều kiện nữa ở ấn Độ là phụ nữ trẻ khi mới cưới chồng được trợ cấp một ngân phiếu. Sau 20 năm nếu không có quá 2 con thì nhờ tấm ngân phiếu này sẽ được nhận 50.000 Rupi. Nếu sinh quá 2 con thì không được gì. Nếu vi phạm các điều kiện trên thì lần thứ nhất giảm 10%, lần thứ 2 cắt 30%.

- ấn Độ cũng trợ cấp cho người già không quá 2 con và cả hai đều là gái. - Inđônêxia, Nam Triều Tiên đều có chính sách ưu tiên cho người già.

1.5. Trợ giá: Nam Triều tiên giảm lệ phí sinh cho người có 2 con đình sản tại bệnh viện công.

1.6. Giải quyết chế độ nhà ở:

Một số nước đã sử dụng nhà ở như một công cụ điều tiết mức sinh. Nam Triều Tiên, Singapore ưu tiên cung cấp nhà ở cho người có 1-2 con mà đình sản.

1.7. Chính sách ruộng đất: Gia đình 1 con cũng được chia ruộng như gia đình 2 con – Trung Quốc.

1.8. Chế độ chăm sóc mẹ: Chế độ “một con” và “con ruột” ở Trung Quốc chữa bệnh không thu tiền cho “con một” dưới 2 tuổi, ở Nam Triều Tiên chữa cho cả đứa con thứ hai cho đến dưới 5 tuổi.

- Con một miễn phí khi đẻ đi mẫu giáo, được cấp tiền mua sữa, được ưu tiên chọn trường phổ thông và được khẩu phần lương như thanh niên, đến tuổi lao động được ưu tiên sắp xếp công việc – Trung Quốc.

- Người mẹ đăng ký “một con” được nghỉ đẻ thêm 2 tuần và có lương.

Như vậy các biện pháp khen thưởng rất đa dạng và chỉ được trao cho những ai thực hiện tốt mục tiêu chính của chính sách dân số. Chẳng hạn ở Trung Quốc là chính sách “một con” và ở Nam Triều Tiên là tối đa 3 con, ấn Độ không quá 3 con. Có nước đặt vấn đề phạt trực tiếp khi công dân vi phạm chính sách dân số của Nhà nước như Inđônêxia nhưng Trung Quốc lại có những hình thức cứng rắn như:

2.1. Mất việc làm: Trung Quốc – hình phạt này có thể xảy ra nhưng ở ấn Độ thì bị sa thải việc nếu có quá 3 con.

2.2. Giảm lương: Hình thức này cũng được áp dụng ở Trung Quốc.

2.3. Phạt tiền: Mức đạt từ 3 đến 5 lần tổng lương trong một năm của vợ, chồng trong 3 năm, ở một số địa phương phạt 10% tổng lương của cả 2 vợ chồng, việc phạt này kéo dài từ 14 đến 16 năm. Số tiền này đưa vào quỹ phúc lợi để phân phối cho gia đình 1 con.

2.4. Phạt tù: Luật “bắt buộc triệt sản” của bang Maha rahtan (ấn Độ thông qua ngày 21/7/76 qui định phạt tù cao nhất là 2 năm cho những ai vi phạm chính sách dân số).

2.5. Đình sản cưỡng bước: Năm 1975, ấn Độ đình sản cưỡng bước cho người có quá số con qui định.

2.6. Tăng thuế cư trú: Từ năm 1983 Nam Triều Tiên tăng thêm thuế cư trú đối với gia đình trên hai con, không cho cư trú tại đô thị nếu có trêni 2 con – ở Việt Nam.

2.7. Phân phối nhà ở: Đối với nhân viên Nhà nước, những người có trên 1 con sẽ được xếp cuối danh sách phân phối nhà - Trung Quốc.

2.9. Không ưu tiên cho trẻ em là con thứ hai, thứ ba trở lên: Trong việc gửi vào nhà trẻ, đi học và tìm việc làm.

2.10. Các biện pháp khác: Trung Quốc khai trừ khỏi Đảng, cách thức đối với cán bộ, đảng viên nếu vi phạm chính sách dân số. Người phụ trách địa phương nếu địa phương vi phạm chính sách dân số cũng bị kỷ luật.

Phần thứ hai

Chính sách dân số Việt Nam

Hiện nay vấn đề dân số đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách dân số đầu tiên (Quyết định 216/CP ngày 26 tháng 12 năm 1961) với mục đích: “Vì sức khoẻ của bà mẹ, vì hạnh phúc và hoà thận trong gia đình, và để nuôi dạy con cái được chu đáo, việc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)