Khi dạy các bài học ngữ pháp trong chương trình Ngữ văn THPT, đặc biệt là ở lớp 11, quý thầy cô nhận thấy có những thuận lợi nào?

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 152 - 154)

là ở lớp 11, quý thầy cô nhận thấy có những thuận lợi nào?

1. Về nội dung các bài học:

 Thứ tự các bài học được sắp xếp hợp lý (vd: HS học bài “Ngữ cảnh”, sau đó mới học “Nghĩa của câu”)

 Nội dung các bài học được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, theo hướng quy nạp (phân tích ngữ liệu để hình thành khái niệm hay quy tắc ngữ pháp).

 Phần lớn các ngữ liệu và các bài tập đã tích hợp được kiến thức Văn học, Làm văn và Tiếng Việt. (vd: Bài “Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản” lấy các ngữ liệu từ văn bản “Chí Phèo” mà HS vừa học).

 Các ngữ liệu được biên soạn đều hướng đến giao tiếp, sát với thực tế giao tiếp.

 Thời lượng dành cho giờ thực hành ngữ pháp nhiều hơn (so với SGK cải cách trước đây).

 Phần ghi nhớ sau mỗi bài lý thuyết giúp HS nắm được kiến thức cơ bản.

 Các bài tập được trình bày theo mức độ từ dễ đến khó.

 Yêu cầu của các bài tập phù hợp với trình độ của HS và tạo được hứng thú làm bài. Ý kiến khác: ... ... ... ... 2. Về phương pháp dạy học ngữ pháp: a. Dạy kiểu bài lý thuyết:

 Các ngữ liệu và câu hỏi tìm hiểu bài có sẵn, GV không phải mất nhiều thời gian khi chuẩn bị bài giảng.

 GV không nhất thiết phải giảng tất cả các ngữ liệu trong bài học, mà có thể tuỳ vào thời gian và trình độ của HS để lựa chọn ngữ liệu hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

 HS nhiệt tình tham gia vào việc phân tích ngữ liệu và tự mình hình thành khái niệm hay quy tắc ngữ pháp.

 Vai trò của GV là hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu và nhận xét những kiến thức ngữ pháp mà HS rút ra sau khi phân tích.

Ý kiến khác:

... ... ... ... ...

b. Dạy kiểu bài thực hành:

 GV có thể áp dụng phương pháp luyện theo mẫu thường xuyên, vì có nhiều bài tập cùng dạng để HS đối chiếu với mẫu và tự giải bài tập.

 Thời gian dành cho thực hành nhiều hơn lý thuyết.

 GV chỉ là người điều khiển, hướng dẫn HS cách giải, theo dõi và chú ý sửa bài tập cho HS.

 GV có thể xem xét nhiều cách giải khác nhau của HS, không nhất thiết phải bắt buộc HS theo một đáp án duy nhất.

 GV dễ dàng tích hợp các kiến thức về Văn học và Làm văn và giúp HS thấy được tác dụng của việc vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học vào quá trình nói, viết.

Ý kiến khác: ... ... ... ... ... ...

3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

 Mỗi bài kiểm tra Ngữ văn đều dành một số điểm nhất định, khoảng 1/3 tổng số điểm cho các bài tập thực hành ngữ pháp Tiếng Việt.

 Các bài làm văn chú trọng kiểm tra khả năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng viết câu của HS. Ý kiến khác: ... ... ... ...

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 152 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)