Lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của văn bản trong ngữ cảnh.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 86 - 88)

bản trong ngữ cảnh.

4 Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong trật tự các bộ phận trong câu

Sắp xếp các từ ngữ trong câu để diễn đạt hiệu quả nội dung giao tiếp, tạo được sự liên kết câu. 5 Thực hành về sử dụng

các kiểu câu trong văn bản

Lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt hiệu quả nội dung giao tiếp, tạo sự liên kết câu.

6 Nghĩa của câu Sử dụng hiệu quả các yếu tố để tạo nghĩa tình thái cho câu. thái cho câu.

Căn cứ vào các kĩ năng của từng bài học, GV xây dựng một hệ thống bài tập cho phù hợp và gợi được hứng thú cho HS khi làm bài. Tuy nhiên, cần phải hiểu “xây dựng” ở đây không phải là GV đề ra những bài tập hoàn toàn mới mà là vẫn có sự kết hợp với các bài tập trong SGK, bổ sung và sắp xếp để tạo thành một hệ thống bài tập theo như một số yêu cầu đã nêu ở trên.

Với trường hợp của bài Ngữ cảnh, GV chỉ nên hướng dẫn HS giải một trong bốn bài tập đầu, vì tính chất các bài tương tự, và bổ sung thêm nhiều tình huống giao tiếp theo ngữ cảnh để HS luyện tập.

Một ví dụ nữa, ở bài Nghĩa của câu, phần luyện tập của bài này cũng có khá nhiều bài tập trùng nhau về kĩ năng nhận biết nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, trong khi nghĩa sự việc không phải là trọng tâm của bài học và kĩ năng nhận biết là một kĩ năng khá đơn giản. Vì vậy, GV nên tăng cường những bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng từ tình thái để tạo nghĩa tình thái cho câu. Sở dĩ đây là một kĩ năng cần bổ sung vì trong chương trình ngữ pháp về từ loại ở THCS (HK1, lớp 8), HS chỉ mới được học về khái niệm tình thái từ, cách nhận biết, viết câu với tình thái từ nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và tình thái từ biểu thị các sắc thái tình cảm… chứ chưa thấy vai trò của loại từ này trong giao tiếp. Tình thái từ có số lượng khá nhiều và phong phú về sắc thái ý nghĩa, ví dụ như không lẽ, hẳn là, chưa biết chừng, có lẽ, hoạ chăng, hình như, dường như, chẳng nhẽ, kể ra thì, chắc là, có thể là… Nó giúp người nghe có thể đánh giá được cảm xúc, thái độ của người nói, ngoài những thông tin miêu tả. Dạy HS giao tiếp nhất thiết phải chú ý đến loại từ này.

Vậy, với bài Nghĩa của câu, GV có thể dự kiến xây dựng một hệ thống bài tập như ở bảng 2.5.

Bài

tập Dạng bài tập Yêu cầu

Kĩ năng cần rèn luyện Mức độ tư duy 1 Xử lí ngữ liệu (Ngữ liệu là những câu nói trong giao tiếp hàng ngày)

Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái với các từ in đậm.

Nhận biết sự việc được đề cập và thái độ của người nói, người viết thể hiện trong câu.

Biết – hiểu 2 Xử lí ngữ liệu (Ngữ liệu là một số câu thơ, văn được trích dẫn kèm theo ngữ cảnh) - Xác định từ tình thái - Cho biết nghĩa tình thái của câu.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)