Bảng 3.1 Nội dung về kiến thức và kĩ năng trong bài “Ngữ cảnh”
3.1.1.2. Đặc điểm bài học
- Đây là bài học có những kiến thức lí thuyết mới mà HS chưa học ở các lớp THCS, nhưng có những điểm liên quan đến kiến thức đã học ở bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (lớp 10- HKI)
- Giao tiếp ngôn ngữ là hoạt động quen thuộc trong đời sống. Vì vậy, GV cần tạo điều kiện (tạo ra nhiều tình huống giao tiếp) để HS vận dụng những kiến thức đã có và những hiểu biết về giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày vào bài học.
- GV cần lưu ý HS mối liên hệ giữa kiến thức bài học với những hiểu biết về văn hoá, đặc biệt là văn hoá ứng xử trong giao tiếp hàng ngày.
- Phần kiến thức về ngữ cảnh trong giáo án được xử lí gọn hơn so với SGK (Lược bớt phần Hiện thực được nói đến trong phần II, vì nó gần với Bối cảnh giao tiếp hẹp) nhưng vẫn đảm bảo những kiến thức chính HS cần nắm.
- Phần luyện tập, SGK chủ yếu trình bày các bài tập theo hướng tích hợp với các văn bản văn học trung đại HS đã được học trước đó không lâu. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy cho thấy HS không hề hứng thú với những bài tập này vì hoàn cảnh giao tiếp mà HS phải tìm hiểu không gần gũi với các em. GV nên sử dụng các bài tập này ở mức độ vừa phải, có sự lựa chọn, và bổ sung thêm những bài tập có tình huống giao tiếp mà HS có thể gặp trong thực tế.
Với những đặc điểm như trên, GV có thể vận dụng linh hoạt PP nêu vấn đề và PP giao tiếp khi dạy bài này.
Ở giáo án này, chúng tôi chọn hai phần của bài dạy để vận dụng hai PP trên.
3.1.2. Vận dụng PP nêu vấn đề khi dẫn dắt HS vào bài
Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đặt câu hỏi:
Cùng một câu “Bác nấu cơm à?”
nhưng người nghe ở hai trường hợp sau lại hiểu khác nhau. Em hãy giải thích về điều này.
- GV giới thiệu hai đoạn đối thoại: (1). An bước vào nhà bác Lan và nói to: