Sử dụng loại câu hỏi gợi mở

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 81 - 84)

VI. Cấu trúc của luận văn

b) Sử dụng loại câu hỏi gợi mở

Sau khi xây dựng được các tình huống có vấn đề, GV cần hướng dẫn HS giải quyết vấn đề.

Có nhiều cách để hướng dẫn:

(1) GV nêu tình huống và tự mình giải quyết tình huống, HS quan sát và lắng nghe.

(2) GV nêu tình huống và để HS hoặc nhóm HS tự tìm cách giải quyết tình huống trong một lượng thời gian nhất định tại lớp hay ở nhà.

(3) GV nêu tình huống và hướng dẫn HS giải quyết tình huống thông qua một hệ thống câu hỏi gợi mở mang tính dẫn dắt.

Cách (3) là cách thường được áp dụng vì tạo được sự tương tác giữa GV với HS, phát huy được tính tích cực của HS và phù hợp với thời gian cho phép của mỗi tiết học. Sử dụng cách thức này, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo cho các câu hỏi gợi mở.

Câu hỏi để gợi mở các tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Có số lượng vừa phải - Bám sát vấn đề

- Khơi gợi ở HS kiến thức về các khái niệm hoặc các quy tắc ngữ pháp đã học.

- Giúp HS vận dụng các kĩ năng viết câu trong văn bản - Giúp HS biết lập luận để giải quyết vấn đề

- Gợi mở vấn đề từ dễ đến khó.

- Các câu hỏi cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định để tạo thành một hệ thống, sao cho đáp án của câu hỏi trước là tiền đề để đặt tiếp câu hỏi sau.

Ví dụ, để giải quyết tình huống lựa chọn được đặt ra ở trên, HS có thể có những lựa chọn khác nhau và những cách lí giải riêng. GV có thể hướng dẫn HS thống nhất một đáp án chính xác bằng một số câu hỏi gợi mở như sau:

- Cả câu a và c đều là kiểu câu gì? HS: Câu chủ động

- Về cách dùng từ ngữ, câu nào diễn đạt hay hơn?

HS: Câu c, vì từ “rơi” ở câu a không phù hợp với nghĩa của câu. - Vậy thay c vào chỗ trống được không?

HS: Có thể được.

- Bây giờ ta xét tiếp câu b và d, cả hai đều là kiểu câu gì?

HS: Câu bị động.

- Vậy ta thay câu d vào chỗ trống được không?

HS: Được nhưng không hay vì từ “con đường” bị lặp lại ở câu trước.

- Chúng ta thấy rõ rằng đấy là sự lặp lại không cần thiết. Vậy còn b thì sao?

HS: Có thể được.

- Vậy giữa b và c em sẽ chọn đáp án nào?

HS: …..

- Đây là một đoạn văn, các câu văn trước, sau phải có sự liên kết với nhau. Câu văn trước đó có đối tượng được nói đến là “con đường”. Vậy nếu ta chọn câu c thì sao?

HS: Đối tượng được nói đến sẽ là “bom”, ý giữa hai câu không liền mạch. Vậy thì đáp án của bài tập này là câu b.

- Từ đây, em rút ra được điều gì về tác dụng của kiểu câu bị động và cách sử dụng nó?

HS: Câu bị động có tác dụng liên kết ý trong văn bản. Khi sử dụng cần lưu ý đến các câu văn trước nó để tạo sự mạch lạc cho văn bản.

Sau khi giải quyết bài tập, HS có thể tự rút ra được kiến thức mới một cách logic và hoàn toàn chủ động trong việc suy luận và vận dụng những kiến thức đã học.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)