- Lưu ý HS sự khác nhau về hành động nói:
(1): hỏi- chào
(2): hỏi- xác định thông tin
- Dẫn dắt:
Hoàn cảnh giao tiếp còn được gọi chung là ngữ cảnh. Tuy nhiên, ngữ cảnh không chỉ có hoàn cảnh giao tiếp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và vai trò của nó trong hoạt động giao tiếp.
- Thảo luận nhanh
- Giải thích cách người nghe hiểu câu nói trên trong từng trường hợp và lí giải nguyên nhân là do hoàn cảnh đối thoại khác nhau.
Vấn đề đặt ra ở trên không phải là một tình huống khó, hầu hết HS có thể vận dụng thói quen giao tiếp hàng ngày của bản thân để lí giải.
- Mục đích: Gợi hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học.
- Tác dụng: Giúp HS thấy được mối quan hệ gần gũi giữa nội dung bài học với việc giao tiếp hàng ngày và vai trò quan trọng của ngữ cảnh trong giao tiếp, muốn tìm hiểu về ngữ cảnh.
3.1.3. Vận dụng PP giao tiếp cho HS thực hành giao tiếp theo ngữ cảnh
Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao trước cho 4 nhóm 4 tình
huống, yêu cầu các nhóm phân công đóng vai và thể hiện các cuộc giao tiếp (trong khoảng 5 phút).
+ Tình huống 1: Hai ông cháu trò chuyện với nhau vào buổi sáng khi cháu theo ông ra vườn hoa trước nhà.
+ Tình huống 2: Hai người bạn tình cờ gặp lại nhau sau một thời gian dài. Bây giờ cả hai đã lập gia đình, một người có công việc ổn định, còn một người đang thất nghiệp.
+ Tình huống 3: Bạn đề xuất với giám đốc ý kiến về chuyến tham quan sắp tới của công ty.
+ Tình huống 4: Hai người phụ nữ là hàng xóm của nhau nói chuyện về buổi chợ sáng nay.
- Bốc thăm chọn tình huống cho nhóm.
- Hướng dẫn HS viết lời thoại: chú ý đề tài câu chuyện, ngôn ngữ và thái độ giao tiếp.
- Thảo luận viết lời thoại - Phân công đóng vai
hướng dẫn các nhóm khác quan sát, chấm điểm cho nhóm thể hiện.
các tiêu chuẩn để đánh giá phần trình bày của nhóm.
- Quan sát cách HS đối thoại, chấm điểm
- Các nhóm lần lượt trình bày đoạn thoại theo ngữ cảnh đã cho.
- Trong khi một nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, chấm điểm. - Tính điểm nhóm: điểm 3 nhóm +
(điểm GV x 2)/ 5
- Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế của nhóm.
- HS nêu ý kiến rút kinh nghiệm.
THANG ĐIỂM
THỰC HIỆN MỘT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾPNhóm ______ Ngày___ tháng____năm___ Nhóm ______ Ngày___ tháng____năm___
Yêu cầu Thang điểm Điểm nhóm
Điểm GV
Nội dung 50
Hiểu vai trò của ngữ cảnh 10 Nắm được tình huống giao tiếp. 5 Lời thoại hay, có nội dung rõ ràng. 20 Có hình thức giao tiếp phù hợp. 15
Trình bày 50
Đúng thời gian: 5 phút/nhóm 5 Trình bày sáng tạo, mạch lạc. 20 Phần trình bày lôi cuốn, hấp dẫn 20 Phân công người trình bày hợp lí 5
Tổng điểm 100
Giáo viên (ghi rõ họ tên và kí tên): ……… Nhóm trưởng (ghi rõ họ tên và kí tên):…………
Hình 3.1 Phiếu chấm điểm nhóm
Mục đích của hoạt động trên là tạo điều kiện cho HS thực hành giao tiếp theo ngữ cảnh, làm việc nhóm.
Tác dụng: Trong quá trình viết lời thoại, HS vừa thể hiện được sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, vừa phải chú ý đến nhân vật giao tiếp, bối cảnh giao tiếp rộng và hẹp có được lời thoại hợp lí, logic. Khi đóng vai nhân vật, HS
đã vận dụng kĩ năng giao tiếp của bản thân (kết hợp ngôn ngữ, ngữ điệu, điệu bộ, cử chỉ…) cùng với những hiểu biết về nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp để thể hiện vai đối thoại… Hơn nữa, khi tham gia đánh giá hoạt động của nhóm khác, HS đã so sánh – đối chiếu hoạt động của các nhóm, tự đánh giá nhóm mình và làm cho kết quả mà GV đưa ra thực sự khách quan. Như vậy, ở hoạt động này, HS đã tích hợp được nhiều kiến thức và kĩ năng trong giao tiếp.
3.2. Bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
(Ngữ văn 11 – Tập 1) 3.2.1. Phân tích bài học
3.2.1.1. Nội dung cần đạt
NGỮ CẢNH 1.Câu bị động 1.Câu bị động
Chủ ngữ của câu bị động là thành phần chính của câu, đứng ở đầu câu, có tác dụng tạo sự liên kết ý với đề tài được nói đến ở câu trước.
1 Kiến thức
2. Câu có trạng ngữ chỉ tình huống
Trạng ngữ chỉ tình huống trong câu: