VI. Cấu trúc của luận văn
Quá trình dạy học theo PP giao tiếp Các
1.14.1. Năng lực và thái độ của giáo viên
Để việc dạy học tiếng Việt có hiệu quả, yêu cầu trước hết đối với giáo viên là năng lực về kiến thức. GV cần được trang bị những kiến thức chuẩn và thống nhất về tiếng Việt. Sự thống nhất về kiến thức thể hiện trong từng cấp học và giữa các cấp học. Một GV dạy tiếng Việt ở THPT nhất thiết phải nắm được ở tiểu học và THCS, HS đã được học và rèn luyện những kiến thức, những kĩ năng
gì về tiếng Việt. Từ đó, GV mới có thể xây dựng được những bài học vừa thể hiện được tính tích hợp kiến thức, vừa có cái mới để HS tìm hiểu và sáng tạo.
Là một bộ phận của môn Ngữ văn nhưng Tiếng Việt vẫn có tính độc lập tương đối. Vì thế, GV cần nắm rõ những đặc trưng của nó để có những PPDH phù hợp, tương thích với môn học, với bài học, với đối tượng HS và điều kiện dạy học cụ thể. Các PPDH Tiếng Việt thường dùng là PP thông báo- giải thích, PP phân tích ngôn ngữ, PP rèn luyện theo mẫu, PP giao tiếp... Mỗi PP đều có những ưu thế riêng, do vậy, trong một bài học, tuỳ theo nội dung cần truyền đạt mà GV có thể lựa chọn sao cho phát huy được những ưu thế của từng PP.
Ngoài ra, trong quá trình dạy học, GV cần biết cách tổ chức, hướng dẫn HS, sẵn sàng lắng nghe và không nên có thái độ áp đặt vì HS chỉ thể hiện sự chủ động, tích cực khi các em cảm thấy tự tin. Đối với một bài tập về TV, HS có thể có nhiều cách giải, nhiều đáp án. GV nên tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo, linh hoạt của HS.
Dưới đây là bảng so sánh (bảng 1.3) để thấy được sự khác nhau về những yêu cầu đối với GV khi dạy học tiếng Việt theo cách dạy thông thường (thông báo – giải thích) (1) và theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực” (2).
Yêu cầu khi dạy theo hướng (1) Yêu cầu khi dạy theo hướng (2)
GV
- Bám sát nội dung trong SGK - Nắm được kiến thức sẽ trình bày
- Trình bày kiến thức một cách khoa học, rõ ràng
- Giúp HS luyện tập thông qua các bài tập trong SGK
- Biết hướng dẫn HS tự tìm hiểu kiến thức trong SGK thông qua hệ thống câu hỏi
- Biết tổ chức các hoạt động của HS trong giờ học
- Biết cách đánh giá, nhận xét, bổ sung cho ý kiến của HS
- Biết hướng dẫn HS thực hành thông qua một hệ thống bài tập hợp lí HS - Lắng nghe lí thuyết - Ghi chép - Ghi nhớ - Làm bài tập
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS:
- tự tìm hiểu và hoàn chỉnh kiến thức
- tự học và sáng tạo
- hợp tác, chia sẻ với GV và bạn bè
Bảng 1.3 So sánh về yêu cầu đối với GV khi dạy học theo