Tích cực và dạy học theo hướng “tích cực”

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35 - 38)

VI. Cấu trúc của luận văn

b) Tích hợp “dọc”

1.1.2.1. Tích cực và dạy học theo hướng “tích cực”

“Tích cực” trong một hoạt động tức là chủ thể của hoạt động đó tỏ ra thích thú, chủ động, đem hết khả năng và tâm trí vào công việc đang làm.

Mục đích của hoạt động dạy học là phát huy năng lực tự học của HS. Việc dạy học phải được thiết kế theo các hoạt động học tập, đặc biệt là cần cho HS tập dượt, xử lí những tình huống sẽ gặp trong thực tiễn cuộc sống. Có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học “tích cực” như chúng tôi đã đề cập ở phần mở đầu.

Có thể tóm lại dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS là tổ chức các hoạt động học tập sao cho có thể phát huy được tính sáng tạo, chủ động của HS ở tất cả các khâu: chuẩn bị bài, tìm hiểu, phân tích, đánh giá vấn đề đang học, thực hành, liên hệ thực tiễn…

Ở bậc THPT, quan điểm “tích cực” rất được chú ý do hoạt động học tập của HS THPT đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức cao hơn nhiều so với HS THCS. Các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá ở HS THPT được hoàn thiện hơn. Tính tự trọng và tự ý thức phát triển đến mức độ cao, do đó HS có thể tự đánh giá bản thân một cách toàn diện hơn trước. Khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo cũng được phát triển. Trong học tập, HS cũng chú ý nhiều hơn đến tính rõ ràng, tính cơ sở, tính có thể chứng minh được của các luận điểm. Khi hiểu rõ vấn đề, HS sẽ ghi nhớ kiến thức một cách chủ động hơn. Theo Edgar Dale [49], mức độ ghi nhớ kiến thức của HS tuỳ thuộc vào hình thức học như hình 1.1:

Bị độn g C hủ độ ng Hình 1.1 Mức độ tiếp thu

Theo nghiên cứu trên, ta thấy đọc, nghe, xem, quan sát người khác thực hiện là những hình thức học thụ động, còn tham gia thảo luận hay tự mình thực hiện một hoạt động nào đó lại là những hình thức giúp cho khả năng ghi nhớ của HS được cải thiện rõ rệt.

Như vậy khi HS chia sẻ, hợp tác cùng GV và bạn bè trong quá trình học, các em có thể tiếp cận kiến thức từ nhiều khía cạnh, tạo tiền đề cho các em tự học và sáng tạo trong quá trình học. Hơn nữa, cách học trao đổi với bạn bè vừa làm cho không khí học tập sinh động, vừa tạo được sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp. Dạy học “tích cực”, rõ ràng, đã giúp khắc phục những hạn chế của PPDH theo hướng thông báo, thuyết trình, giải thích…, đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu mới của PP dạy học trong xã hội học tập. Quá trình dạy học “tích cực” thực chất là

quá trình HS chuyển hoá kiến thức một cách tự giác thông qua sự hướng dẫn của GV. Từ đó, HS phát huy được tính chủ động và khả năng tự học của bản thân.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)