Kết quả thực nghiệm các giờ dạy lý thuyết và thực hành ngữ pháp 1 Quan sát giờ học

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 132 - 135)

- Nội dung ngắn gọn, phù hợp, sát với những kiến thức HS vừa học, tích hợp Văn học với tiếng Việt

4. Đóng vai thể hiện một đoạn hội thoạ

3.4.3. Kết quả thực nghiệm các giờ dạy lý thuyết và thực hành ngữ pháp 1 Quan sát giờ học

3.4.3.1. Quan sát giờ học

Ở lớp thực nghiệm, phương thức tổ chức hoạt động của GV và HS trong giờ học được quan sát dựa trên các tiêu chí :

- Cách thức nêu tình huống, đặt câu hỏi, tổ chức lớp học của GV, xác định trọng tâm của bài học và định lượng thời gian tiết học sao cho hợp lí.

- Tính độc lập, tích cực và sáng tạo của HS trong giờ học.

- Những khó khăn trong quá trình sử dụng PP nêu vấn đề và PP giao tiếp.

- Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản (dạng nói và viết). 3.4.3.2. Nhận xét chung về các tiết học (Bảng 3.5) Nội dung nhận xét Ở lớp thực nghiệm Ở lớp đối chứng Về thái độ học tập của HS

- HS tỏ ra rất hào hứng khi tham gia thảo luận về các câu hỏi tình huống hay tự mình thể hiện một tình huống trong giao tiếp.

- Không khí lớp học sinh động, sôi nổi,

- Các HS khá, giỏi tham gia tích cực vào bài học.

- Một số HS yếu, kém cảm thấy khó hiểu nên thờ ơ, không tham gia vào các hoạt động do GV đề

cởi mở. HS mạnh dạn nêu ý kiến hoặc nêu câu hỏi thắc mắc để GV và các HS khác giải đáp.

- Không có HS ngồi thụ động hay có thái độ thờ ơ với tiết học.

- Khi được phân công làm việc theo nhóm, HS tích cực thể hiện vai trò của một thành viên trong nhóm.

nghị.

- Một số HS khác chăm chú nghe và ghi chép.

- Chỉ 1/3 lớp có thể hiểu và giải được bài tập ngay sau khi học.

Về hoạt động chủ yếu của GV

GV chỉ gợi ý qua các câu hỏi và trao đổi với HS, đôn đốc, nhắc nhở, nhận xét phần làm việc của HS.

- Hầu như GV phải thuyết giảng nhiều, đặc biệt là ở bài dạy lí thuyết ngữ pháp.

- Phần phát vấn của GV chủ yếu dựa vào các câu hỏi trong SGK nên HS ít chú ý. Về cách hình thành kiến thức bài học cho HS

- HS cảm nhận được ý nghĩa của bài học, tích cực suy nghĩ, rút ra những khái niệm hay quy tắc sử dụng câu một cách ngắn gọn, theo cách hiểu của mình, trên cơ sở những điều đã biết chứ không máy móc, rập khuôn theo những điều ghi chép trong SGK.

- GV điều chỉnh, cho HS tự ghi chú những kiến thức cần thiết vào vở.

- GV có thời gian để mở rộng và bổ sung những kiến thức cần thiết có liên

- Sau khi phân tích ngữ liệu, GV giúp chốt lại kiến thức cần nhớ, cho HS ghi chép.

- HS học lí thuyết và làm bài tập theo những gì GV chỉ dẫn.

quan đến bài học mà SGK không đề cập. Ví dụ như: yêu cầu về việc tìm hiểu ngữ cảnh đối với người giao tiếp, yêu cầu và quy tắc sử dụng một số kiểu câu trong văn bản...

Phương tiện hỗ trợ

- Công cụ giáo án điện tử được sử dụng ở mức độ hợp lí, vừa phải, không quá lạm dụng về hình ảnh, âm thanh.

- Các hoạt động giao tiếp giả định để làm ngữ liệu chủ yếu do HS thực hiện.

- HS và GV đều làm việc dựa trên SGK.

Về PP kiểm tra, đánh giá

Bài kiểm tra viết ngắn gọn, hướng đến tính thực hành các kiến thức vừa học vào hoạt động giao tiếp.

Bài kiểm tra được dùng là một bài tập tương tự như trong SGK, nhằm giúp HS thực hành những kiến thức vừa học. Kết quả kiểm tra và phiếu điều tra ý kiến của HS về tiết học

- Thông qua các phiếu điều tra, HS thể hiện sự đồng tình của HS với cách khai thác bài học ngắn gọn và PPDH tích cực của GV. Phần lớn HS đồng tình với những ngữ liệu mà GV lựa chọn để đưa vào bài học.

- Kết quả kiểm tra cho thấy mức độ tiếp thu bài của HS khá tốt, tương đối đồng đều. Ngay cả những HS yếu cũng có kết quả đạt yêu cầu.

- Qua các phiếu điều tra ý kiến, phần lớn HS cho rằng cách dạy học của GV chưa thực sự thu hút, chưa giúp HS tự giác tham gia vào quá trình hình thành kiến thức.

- Các ngữ liệu chủ yếu được lấy từ các tác phẩm văn học, HS không hứng thú.

- Khoảng 40% HS trong lớp đồng ý với cách dạy như trên vì

các em cảm thấy hiểu được những kiến thức cần nhớ.

- Kết quả kiểm tra nhìn chung là đạt yêu cầu.

Bảng 3.5 Nhận xét giờ học ngữ pháp ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Từ đây có thể khẳng định rằng việc vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” vào việc giảng dạy ngữ pháp ở trường THPT thực sự làm thay đổi quan niệm của GV và HS về giờ học ngữ pháp. Học ngữ pháp không còn đơn thuần là học các khái niệm và quy tắc ngữ pháp một cách chung chung và đơn điệu mà còn là những giờ học bằng thực hành và bằng trải nghiệm giao tiếp thực tế, việc HS được đóng vai, được phản biện, được lựa chọn các kiểu diễn đạt... giúp cho giờ học sinh động hơn.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)