Những hạn chế trong cách dạy học ngữ pháp trước đây 1 Về chương trình, sách giáo khoa

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 64 - 66)

VI. Cấu trúc của luận văn

c) Kĩ năng dạy kết hợp chính khoá và ngoại khoá

2.1.1. Những hạn chế trong cách dạy học ngữ pháp trước đây 1 Về chương trình, sách giáo khoa

2.1.1.1. Về chương trình, sách giáo khoa

Các bài học về ngữ pháp được đưa vào chương trình phổ thông phần lớn đều chú trọng đến lí thuyết, một số khái niệm nêu trong SGK mang tính hàn lâm cao.

Ví dụ, bài Giản yếu về câu của sách Tiếng Việt 10 [7, tr. 58-83] được dạy trong 6 tiết, với nội dung được thể hiện trong bảng 2.1.

Giản yếu về câu

Tiết Lí thuyết Thực hành

1

- Câu đơn hai thành phần và câu đơn đặc biệt - Mở rộng nòng cốt câu đơn

- Thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu 2 Câu phức và câu ghép 3 Thực hành về cấu tạo ngữ pháp của câu

4 Câu phân loại theo mục đích nói

5 Thực hành sử dụng câu phân loại theo mục đích nói 6 Câu phủ định Thực hành về câu phủ định

Quan sát bảng trên, ta thấy thời gian thực hành chỉ có 2 tiết chính thức, phần thực hành còn lại được ghép chung với giờ dạy lí thuyết (tiết 6). Hơn nữa, chỉ trong một tiết dạy mà GV phải truyền đạt cho HS khá nhiều kiến thức (tiết 1, 2).

Thông thường, các kiến thức ngữ pháp trong SGK được trình bày theo cách thức:

- Trình bày khái niệm - Nêu ví dụ

Có khi kèm theo một vài câu phân tích ví dụ, không có phần giải thích khái niệm.

Ví dụ, khi viết về “Câu đơn đặc biệt”, SGK nêu:

Xét về mặt cấu tạo, câu đơn đặc biệt là câu được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ chính phụ hay đẳng lập, và không thể xác định được từ và cụm từ ở đây là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu đơn đặc biệt chủ yếu được dùng để chỉ sự tồn tại, xuất hiện và tiêu biến. [7, trang 59-60]

(Sau đó, SGK nêu hai ví dụ về câu đơn đặc biệt danh từ và câu đơn đặc biệt vị từ).

Với ví dụ trên, ta thấy SGK chỉ đơn thuần trình bày kiến thức về “Câu đơn đặc biệt” mà không có sự dẫn dắt HS đến với kiến thức ấy. Điều này làm cho GV rất lúng túng, vì thời gian chỉ cho phép họ giảng giải những gì có trong sách cho HS, chưa kể phải giúp HS hiểu những thuật ngữ ngữ pháp đi kèm như

“thành tố chính”, “vị từ”… Như vậy, mục đích của bài học không phục vụ cho việc hướng dẫn HS tự học hay hướng vào mục đích giao tiếp mà chỉ nhằm trang bị kiến thức về ngữ pháp cho HS.

Ngoài ra, cũng phải kể đến mục đích cuối cùng của việc học môn Văn- Tiếng Việt là để hoàn thành các bài thi. Hình thức của các bài thi Văn- Tiếng Việt

trước đây đã vô tình làm cho Văn học trở thành “cái trục” chính, khả năng cảm thụ, thẩm bình các tác phẩm được đặt lên trên hết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của HS chỉ được kiểm tra, đánh giá ở mức độ hỗ trợ, phụ thêm trong bài thi. Trong khi với một người, năng lực sử dụng ngôn ngữ để nói, nghe, đọc, viết trong các hoạt động thường nhật mới là cái cơ bản cần rèn luyện chứ không chỉ là năng lực cảm thụ văn chương nghệ thuật.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)