CƠ SỞ LÍ LUẬN

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 26 - 30)

VI. Cấu trúc của luận văn

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Những hướng đổi mới về PPDH Tiếng Việt 1.1.1. Đổi mới theo quan điểm tích hợp kiến thức 1.1.1. Đổi mới theo quan điểm tích hợp kiến thức

1.1.1.1. Khái niệm về tích hợp và dạy học theo hướng “tích hợp”

Hiểu một cách khái quát, tích hợp là cách “lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ” (51, tr. 981). Như vậy, thực hiện việc tích hợp trong một hoạt động là phải xem xét, huy động những gì cần thiết và có liên quan đến hoạt động ấy, vận dụng, sắp xếp, tổ chức chúng theo một cấu trúc nhất định nhằm thực hiện hành động một cách tốt nhất.

Trong dạy học, tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị bài học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học. Quan điểm dạy học tích hợp kiến thức đã được nhiều nhà giáo dục ở nước ta nghiên cứu và nhận thấy ý nghĩa thiết thực của nó trong xã hội học tập hiện nay.

Khi đất nước hội nhập, xu hướng toàn cầu hoá đặt con người trước những vấn đề phong phú hơn, phức tạp hơn, nền giáo dục cần có những điều chỉnh và thay đổi kịp thời để đáp ứng được những yêu cầu của việc đào tạo con người trong xã hội mới. Sự điều chỉnh và thay đổi ở đây không hiểu một cách đơn giản chỉ là bổ sung thêm những kiến thức mới vào chương trình dạy học, vì cùng với sự phát triển của xã hội, kiến thức ngày càng nhiều và không phải tất cả các kiến thức đều có tính ổn định. Vấn đề là làm thế nào trang bị cho HS những kiến thức cơ

bản, những kĩ năng và năng lực tư duy cần thiết để biết linh hoạt liên kết các tri thức, các kĩ năng ấy vào việc giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

Hơn nữa, kiến thức mà HS học ở các cấp không phải là những mảng kiến thức rời rạc, biệt lập mà có sự liên kết và ngày càng được mở rộng, đào sâu. Kiến thức ở bậc học trước là cơ sở để tiếp thu ở bậc học tiếp theo. Do vậy, việc tích hợp trong dạy học giúp HS biết liên hệ các mảng kiến thức và kĩ năng gần nhau, xem xét nhiều khía cạnh để tìm lời giải cho một vấn đề mới. Theo đó, dạy học tích hợp cũng giúp HS phát triển kĩ năng tự học – một kĩ năng cần có đối với con người trong một xã hội học tập luôn đòi hỏi sự phát triển và cập nhật thường xuyên về tri thức.

Quan điểm tích hợp trong dạy học thường được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Tích hợp nhiều kĩ năng trong một môn học.

- Tích hợp kiến thức các môn học khác qua môn học đang dạy. - Tích hợp chương trình chính khoá và ngoại khoá.

- Tích hợp kiến thức lí thuyết và thực tiễn.

- Tích hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần được dạy trong tất cả các môn học, bao gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ, tình cảm với gia đình, quê hương, đất nước, những hiểu biết cơ bản về môi trường, khoa học, năng lực suy nghĩ và năng lực tìm tòi, nghiên cứu…

Với những khía cạnh trên, dạy học tích hợp là hoạt động dạy học đòi hỏi nhiều sự đầu tư của GV cho mỗi bài dạy, không chỉ về kiến thức, về PP mà còn cả về hoạt động tìm hiểu HS. GV cần biết HS đã được trang bị những kiến thức gì trước khi học một bài cụ thể, HS cần được học cái gì trong bài học này, làm

thế nào để HS có thể hứng thú với kiến thức mới ấy, PP GV đưa ra có phù hợp với đối tượng HS chưa...

Về mặt nội dung, dạy học tích hợp cần bắt đầu từ việc dạy những kiến thức cơ bản nhất và hữu dụng nhất. Kiến thức dù ở thời đại nào cũng sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu nếu không được thường xuyên bổ sung cập nhật, trong khi đó thời gian HS học trong nhà trường phổ thông lại có hạn cho nên nhà trường không thể dạy HS theo lối “nhồi nhét” kiến thức. Việc trang bị cho HS những kiến thức cơ bản và cùng với nó là PP học tập khoa học là rất cần thiết để giúp HS có khả năng tự học, tự làm giàu thêm tri thức của bản thân.

Về mặt PP, dạy học tích hợp dựa trên cơ sở vận dụng những gì HS đã biết để hướng dẫn HS tiếp cận một kiến thức mới, tức là dạy HS cách đi đến kiến thức, cách chiếm lĩnh kiến thức. Muốn khơi gợi được thái độ học tập chủ động của HS, GV cần tạo ra được những vấn đề có sự mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, sau đó dẫn dắt HS tìm câu trả lời cho cái chưa biết. Khi tham gia vào hoạt động học tập, HS cùng lúc phải thực hiện nhiều thao tác: quan sát, phân tích, nêu nhận xét…và nhiều kĩ năng như: cách ứng xử khi làm việc với tập thể, cách tranh luận, bày tỏ ý kiến, huy động kiến thức đã biết về môn học hoặc những kiến thức có liên quan để giải quyết vấn đề, … Còn GV có vai trò là người hướng dẫn, điều chỉnh, nhận xét để giúp HS nhận ra vấn đề (về kiến thức, về cách thức làm việc, về thái độ cần có khi tham gia thảo luận…).

Thêm vào đó, trong quá trình học, HS cần được rèn luyện phát triển năng lực tư duy để luôn biết cách đặt ra và tìm câu trả lời cho các tình huống nảy sinh như: “Tại sao?”, “Như thế nào?”, “Có tác dụng gì?”, “Nó có những biểu hiện như thế nào trong thực tế ?”… Nhu cầu về việc mở rộng kiến thức sẽ tự đến với

HS qua các câu hỏi đó. Như vậy, HS vừa được học cách suy nghĩ, vừa được trang bị thêm một kiến thức mới và đồng thời cảm thấy hứng thú, có thể tự mình tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về kiến thức ấy.

1.1.1.2. Sự cần thiết của việc dạy tiếng theo quan điểm tích hợp

Dạy tiếng không đơn thuần chỉ là dạy HS biết đọc, viết mà còn bao hàm trong đó cả việc cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và những đặc điểm của một ngôn ngữ cụ thể. Có thể xem đó là một tổ hợp kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ, làm cơ sở cho việc HS vận dụng ngôn ngữ vào quá trình giao tiếp và tư duy. Hơn nữa, các kiến thức về tiếng được giảng dạy trong nhà trường không tập trung chỉ ở một lớp học hay một bậc học, mà được trải đều ở các lớp cho nên giữa kiến thức cũ và kiến thức mới còn là mối quan hệ tiếp nối cơ bản- nâng cao.

Hiệu quả của việc dạy tiếng thường được đánh giá trực tiếp thông qua khả năng giao tiếp của người học. Do vậy, trong quá trình dạy tiếng, người dạy thường xuyên phải kết hợp giữa dạy lí thuyết và hướng dẫn thực hành. Thực hành sử dụng ngôn ngữ luôn hướng đến giao tiếp, đòi hỏi người học biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ để tiếp nhận thông tin, phân tích thông tin, cung cấp thông tin sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp… Tất cả các thao tác ấy đều được thực hiện dựa trên phương tiện cơ bản là ngôn ngữ, với sự kết hợp của nhiều kĩ năng như kĩ năng nhận biết, phân tích, lựa chọn ngôn ngữ…

Với những đặc điểm có tính phức hợp như trên, việc dạy tiếng cần thiết được tiến hành theo hướng tích hợp một cách thường xuyên và linh hoạt.

1.1.1.3. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt

Môn Ngữ văn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện việc tích hợp vì Văn học, Tiếng Việt, Làm văn đều có một yếu tố chung là tiếng Việt và dù dạy Văn

học, Tiếng Việt hay Làm văn thì tất cả đều do một GV đảm nhiệm. Như vậy, Tiếng Việt cũng là một môn học với những đặc trưng và mối liên hệ thể hiện rõ tính tích hợp.

Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường có mục tiêu vừa cung cấp kiến thức, vừa hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Kiến thức là cơ sở để thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Việc thực hành giúp HS đối chiếu kiến thức đã học với thực tế giao tiếp, tự trau dồi khả năng giao tiếp của mình. Với mục tiêu có tính phức hợp như vậy, việc dạy học Tiếng Việt cần chú ý đến dạng tích hợp “ngang” và “dọc”.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)