Sử dụng graph

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 103 - 106)

- GV nhận xét, phát phần thưởng cho các tổ HS nêu ý kiến về buổi ngoại khoá.

2.2.3.1. Sử dụng graph

Graph là những biểu đồ, bảng biểu… để mô hình hoá hệ thống kiến thức của một bài học hay một nhóm bài có liên quan.

Trong quá trình hướng dẫn HS tìm hiểu bài, việc dùng lời để phân tích giúp HS hiểu kĩ vấn đề. Sau những lời phân tích ấy, những biểu đồ có tác dụng như một PP trực quan giúp HS có cái nhìn khái quát và logic về các kiến thức trong bài học. Vì vậy mà PP lập graph thường được dùng để củng cố bài học, kiểm tra bài cũ…

Việc sử dụng graph trong dạy học ngữ pháp đã được vận dụng từ lâu và mang lại hiệu quả cao. Những bảng biểu trong các bài học ngữ pháp thường giúp HS khái quát hoá vấn đề tốt hơn, hiểu được mối quan hệ logic giữa các nội dung trong một đơn vị ngữ pháp.

Sau đây là ví dụ về lập graph cho một số bài ngữ pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 11.

Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm và các thành phần của ngữ cảnh trong bài Ngữ cảnh, GV có thể tóm tắt bài học trong một bảng biểu 2.7 để củng cố kiến thức cho HS. Trong bảng biểu, những phần in đậm để nhấn mạnh các khái niệm, nhằm giúp HS chú ý, phần trống (…) để HS tái hiện kiến thức vừa học.

Bảng 2.7 Bảng tóm tắt nội dung các nhân tố của ngữ cảnh

Khi dùng bảng này để kiểm tra bài cũ, GV có thể để trống ở tất cả các ô để HS tự điền thông tin.

Tương tự như vậy với bài lý thuyết về Nghĩa của câu, GV có thể yêu cầu HS tự xây dựng một bảng tóm tắt lí thuyết của bài. Những HS khá có thể tự làm được, GV có thể hướng dẫn cho những HS yếu hơn với gợi ý như ở bảng 2.8.

Nghĩa sự việc là thành phần phản ánh sự tình được phản ánh trong câu. chỉ sự việc đã xảy ra hoặc chưa xảy ra

chỉ tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng xảy ra của sự việc

hướng về sự việc

đánh giá về mức độ hay số lượng về một phương diện nào đó của sự việc Nghĩa của câu Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại

thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại

Bảng 2.8 Bảng tóm tắt nội dung bài”Nghĩa của câu”

Graph còn có thể phát huy được tác dụng nhiều hơn khi được dùng trong các giờ thực hành hoặc ôn tập ngữ pháp.

Với bài “Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản”, trọng tâm hướng đến cách sử dụng những câu có thành phần thể hiện được tính liên kết giữa câu đó với các câu trước và sau nó. Như vậy, GV có thể đặt ra câu hỏi ở cuối bài dạy để đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của HS, ví dụ như: Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ trong câu có khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống trong câu có trạng ngữ chỉ tình huống giống nhau ở những điểm nào? (GV có thể gợi ý HS so sánh về vị trí, nội dung, tác dụng của các thành phần trên).

Sau khi HS trả lời, GV yêu cầu HS tự khái quát thành một bảng biểu như ở bảng 2.9.

Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống giống nhau ở những điểm sau:

Vị trí ở đầu câu

Nội dung

thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu trước trong văn bản, hay một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

Tác dụng liên kết ý, tạo sự mạch lạc trong văn bản.

Bảng 2.9 Điểm giống nhau của các thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống

Câu hỏi của GV và bảng biểu trên đã khai thác một vấn đề không được SGK đề cập, có tác dụng giúp HS củng cố, khái quát kiến thức, có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về việc thực hành một số kiểu câu trong văn bản.

Khi xây dựng một bảng biểu, tuỳ theo thời gian và phạm vi kiến thức cần củng cố mà GV có thể để trống một số ô hoặc điền đầy đủ các thông tin vào bảng. Cũng có thể để HS tự xây dựng cho mình một bảng biểu để tóm tắt bài học. Điều này thường được HS rất hào hứng tham gia, qua đó các em vừa củng cố kiến thức, vừa thể hiện được sự sáng tạo và tư duy logic của mình.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” TRONG VIỆC DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)