Ngữ nghĩa vàn gữ dụng của thế đồng nghĩa miêu tả

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 120 - 125)

a. Thế bằng đại từ nhân xưng và danh từ thân tộc

2.2.3.2Ngữ nghĩa vàn gữ dụng của thế đồng nghĩa miêu tả

Nhưđã miêu tả ở phần cấu trúc, như tên gọi thế đồng nghĩa miêu tả đã chỉ

ra, ở đây chúng liên quan đến (i) nghĩa có tính miêu tả (ii) gắn kết với ngữ cảnh. Do vậy, trong phép thế thì nghĩa miêu tả chiếm số lượng khá nhiều bởi vì cấu trúc của phép thế trong các thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa ngữ cảnh, thế đồng nghĩa so sánh và thế gần nghĩa ở các tiểu mục trên đều diễn tả và thay thế bằng phương tiện khác nhau. Chính vì vậy, nghĩa mà nó thể hiện qua sự thay thế cho các chính tố cũng sẽ phong phú và đa dạng. Trong nghĩa miêu tả, chúng ta cũng nên quan tâm đến tính điển hình hay không

điển hình giữa chính tố và thế tố, về nghĩa và sự thay đổi của ngữ cảnh.

Vd 123: Đáng tiếc một nỗi, gà là ging gà ri, một thứ gà bé nhất trong loài gà. Cho khi những khi anh ta làm bộ tịch người lớn thì buồn cười như những anh lùn mà đi cái lối ngoe nguẩy. Gà cũng uống nước, cũng rỉa lông, cũng hếch mắt lên nhìn trời mỗi khi nắng to. Chỉ phiền cái nỗi anh chàng bé và thấp lũn chũn.

Nhng bác lùn tt lại hay dùng bộ điệu của người cao. Có một lần, anh mon men sang bên nhà hàng xóm chơi, chợt gặp mt bác trng thiến. Chao ôi! Sao mà bác gà trống thiến kia mới to đến thế, béo mẫm làm sao! Nó đứng mới đến bẹn

anh bn khng l. Nó chuồn ngay về và từ buổi đó không bén mảng sang bên ấy nữa.

(Tô Hoài- O chuột)

“Ging gà ri” trong ví dụ này, được miêu tả là anh chàng bé và thấp lũn chũn, nói cách khác là “ging gà ri” là “nhng bác lùn tt”. Nếu không phân tích về quan hệ liên kết giữa hai yếu tố này, thì chúng ta vẫn có thể hiểu đây là sự miêu tả của tác giả về một giống gà bé nhất trong loài gà. Phân tích ra thì ngữ “nhng bác lùn tt” là sự thay thế cho “ging gà ri”. Đây là phép liên kết thay thế thể hiện

về mặt hình thức, về mặt ý nghĩa yếu tố thay thế vừa diễn tả, vừa miêu tả một nét

đặc trưng của giống gà ri. Nếu tách khỏi văn cảnh chỉ tồn tại một ý là giới thiệu về

những bác lùn tịt thì chúng ta sẽ gặp một sự hiểu nhầm và một sự mơ hồ về nghĩa rằng đây là đang nói về một con người có vóc dáng không được cao. Tương tự khi nói về “bác gà trng thiến”, tác giả cũng vừa miêu tả, vừa thay thế bằng thế tố là “anh bn khng l”. Thế tố này, miêu tả một ý nghĩa đặt bác gà trống thiến trong sự so sánh với anh chàng gà ri thì bác gà trống trông như một người khổng lồ. Như

vậy, tính điển hình và tương ứng phải được đặt trong sự quy chiếu giữa hai yếu tố

là chính tố và thế tố. Bên cạnh đó, sự xem xét ngữ cảnh trong quá trình phân tích ngữ nghĩa là rất cần thiết. Chúng ta gọi đây là thếđồng nghĩa miêu tả.

Vd 124: Bằng dĩ nhiên có vợ. Người như anh khó khó mà giữ được tình trạng không của riêng ai. Cô thầm đoán như vậy. Và cũng không có gì đáng trách hay

đáng sợ. Về một nghĩa hành chính nào đó thì cho đến tận giờ này cô vẫn chưa thật sự chia tay với người chng th nht. Mt lão già bn xn. Vợ là thứ lão chưa bao giờđặt trong hàng rào bảo vệ. Còn nhiều thứ lão sợ có thể dễ mất mát hơn nhiều. Và sẽ là rất đau đớn. Dù hai bên gia đình khuyên bảo hết lời, cô vẫn dứt khoát ly thân. Không thể chịu nổi cái dáng lòng khòng của lão hí húi bên chiếc ôtô mới. Lau đến những hạt bụi cuối cùng mắt thường không thể nhìn thấy.

(Đỗ Phấn- Nắng xa nhà)

Mỗi một ví dụ, với mỗi chính tố khác nhau sẽ có một sự tương ứng về

những thế tố khác nhau. Thế tố nó vừa đóng vai trò là yếu tố thay thế lại vừa thể

hiện một ý nghĩa miêu tả về đặc tính nào đó về đối tượng. Như trong ví dụ này, “người chng th nht” là chính tố mà chúng ta quan tâm, nội dung của ngữ

chia tay được, đó là người chồng thứ nhất. Thay thế cho chính tố này là mệnh đề

“mt lão già bn xn”. Vừa là yếu tố thay thế vừa miêu tả cho chúng ta biết về

bản chất của người chồng.

Vd 125: Lão Túc bước ra xem. Lão đưa mắt nhìn quanh. Xa xa có vật gì màu trăng trắng. Từ cái vật trăng trắng ấy phát ra tiếng kêu. Mạnh dạn bước tới gần, lão thấy cái vật màu trắng ấy động đậy. Mt đứa bé!- Lão thốt lên sửng sốt.

Mt sinh linh nh nhoi ngọ nguậy trong chiếc áo len màu trắng. Lão sững người trân trân nhìn. Đứa bé khóc eo eo như chào mừng lão. Lão ngớ ra, cảm thấy người nhẹ nhàng. Kẻ mới đến chẳng chịu thôi, lại cất tiếng…

(Đặng Minh Sáng- Người quản trang)

Trong phần đặc điểm về cấu trúc, chúng tôi có dẫn ra bốn phép thế đồng nghĩa, hai ví dụ trên chúng tôi xếp vào thế đồng nghĩa miêu tả. Chính vì vậy, nghĩa miêu tả của chúng được thể hiện khá rõ. Bên cạnh thế đồng nghĩa miêu tả, còn có thế đồng nghĩa từ điển. Ví dụ dưới đây là một dẫn chứng. Và trong thế đồng nghĩa từ điển, theo chúng tôi nghĩa miêu tả qua sự sử dụng phép thế vẫn

được thể hiện cụ thể, tuy rằng yếu tố thay thế trong thế đồng nghĩa từ điển có tính chất là cố định trong các từ điển đồng nghĩa nên việc tìm hiểu nghĩa miêu tả

của chúng không được phong phú như trong thế đồng nghĩa miêu tả.

Trong ví dụ 125, ngữ danh từ “mt sinh linh nh nhoi” là thế tố. Và trong thế tố thường bao hàm nghĩa miêu tả cho chính tố. Chính vì vậy, xác định chính tố cho thế tố này thật không khó khi chúng ta đi ngược về phía trước. Đó chính là cụm từ “mt đứa bé”. Đứa bé sẽ là cơ sở để chúng ta hiểu hơn về thế tố, nhưng thế tố lại như là ý triển khai cho chính tố mà ở đây như là một sự miêu tả

về một con người, nhưng lại là một con người mới ra đời. Chúng ta gọi đó là một

sự tội nghiệp cho cuộc đời bất hạnh đã bị bỏ rơi khi còn quá nhỏ nhoi. Với sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

miêu tả theo lối ghi nhận các nét nghĩa cốđịnh được ghi trong từ điển, ngữ nghĩa của nó như nằm trong một khuôn khổ mà không được tự do thay đổi hay hiểu theo những cách khác với quy định. Chính vì vậy, tính chất điển hình giữa thế tố

và chính tố lại càng cao.

Vd 126: Huy nghe tim, bắt mạch, chẩn đoán bệnh. Bệnh nào thuốc ấy. Nói như

thi sĩ Hai Ùm, bây giờ Huy đã là người sang của thiên hạ. Người sang trông tướng mạo cũng khác. Nói năng thì đàng hoàng, đi đứng cũng ra tấm ra món. Chính trị viên Thuận rất yên tâm khi người sang của thiên hạ làm bà đỡ cho cơn

vượt cn của con lợn ỉở đảo chìm.

- Đấy các cậu ngẫm mà xem. – Thuận cười- Đây không còn là chuyện vặt vãnh

đâu nhé! Lợn đẻởđảo chìm tự thân nó đã có một ý nghĩa rất sâu sắc.

(Trần Đăng Khoa-Đảo chìm-Tiếng còi tàu đột ngột)

Ở ví dụ này, tính chất ổn định trong sự thay thế giữa chính tố và thế tố

càng được thể hiện rõ nét. Đó là từ “đẻ thay thế cho từ “vượt cn”. Trong sinh nở nếu chúng ta không nói một người đó vừa “đẻ” xong, thì vẫn có thể nói người phụ nữ ấy vừa “vượt cn” đêm qua. Nội dung, ý nghĩa không hề thay đổi nhưng nghĩa miêu tả trong thế tố thường mang một sắc thái thông dụng, bình thường. Trong ngữ cảnh của đoạn văn này, từ đẻ được dùng là điển hình và tương ứng với hoàn cảnh giao tiếp vì lợn là một loài động vật mà chúng ta thường nói lợn

đẻ nhiều hơn là lợn sinh” (từ này thường dùng cho người). Còn tổ hợp “vượt cnđược dùng ở đây cho chúng ta hiểu hơn về tình cảm trìu mến của lính đảo dành cho chú lợn này. Việc sử dụng đồng nghĩa miêu tả trong phép thế, cụ thể là trong ví dụ này và cùng với một hoàn cảnh giao tiếp cả chính tố lẫn thế

tố đều tương ứng với ngữ cảnh và đồng thời biểu hiện được thái độ, tình cảm thân thương của lính đảo chìm dành cho chú lợn duy nhất ở trên đảo.

Vd 127: Bóng tối chụp xuống mau lẹ. Vừa mới nhọ mặt người, bây giờ đã đêm hẳn. Đêm này là đêm rm. Mt trăng đã nhô tròn ở đằng đầu tường. Một mảng sáng nhờn nhợt in trước sân bếp.

(Tô Hoài-O chuột)

Khó có thể xác định trong ví dụ này, chính tố là yếu tố nào, thế tố là yếu tố

nào. Giả sử trong ví dụ này, có phép thế theo hướng hồi chiếu, và nếu xác định từ

mt trăng” là thế tố thì chính tố tương ứng với nó về ý nghĩa sẽ là từ ngữ nào ở

câu trước. Hay nếu xác định từ “đêm rm” là chính tố, thế tố của nó sẽ là từ ngữ

nào tương ứng. Rất khó để xác định vì đây là thế đồng nghĩa ngữ cảnh. Tức phải dựa vào ngữ cảnh để xác định thế tố và chính tố. Trong ví dụ này, để hiểu được thể tố phải dựa vào ngữ cảnh, để hiểu được từ “mt trăng” tại sao là thế tố của từ

đêm trăng” thì chúng ta phải xem xét hoàn cảnh giao tiếp mà trong đó diễn ra sự

thay thế này. Cả chính tố và thế tố đều miêu tả đây là một buổi tối vì tối mới có trăng. Và chỉ có trăng tròn thì chúng ta mới xác định được đêm nay là đêm rằm. Cả hai yếu tố đều có chức năng miêu tả và tương hổ cho nhau nhờ vào ngữ cảnh mà chúng ta xác định được nghĩa miêu tả là chính tố và thế tố trong thế đồng nghĩa ngữ cảnh.

Vd 128: Tình thế thật là phiền. Người bảo vệ suýt “tai” cho Quyết vài quả nữa, nhưng ông giám đốc đã “tỉnh” ngăn:

- Bây giờ mày muốn làm gì? - Lập biên bản.

Biên bản cũng chỉ ghi đúng sự thật, và Quyết lấy cả bàn tay của mình quệt máu in lên. Tổng giám đốc ký ngay để tống thng “ăn v” Chí Phèo cho khuất mắt tức khắc, chứ không thì không chịu được nữa.

(Nguyễn Phan Hách- Anh Chí thời nay)

Ngữ “thng “ăn v” Chí Phèo” như một sự miêu tả về nhân vật tên

Quyết. Đây cũng như là một lời nhận xét về nhân vật này, người này không phải là người đáng để tôn trọng. Vì trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, Chí đã rất nhiều lần uống rượu say rạch mặt mình và đến ăn vạ nhà cụ Bá để

kiếm mấy xu tiền mua rượu. Xét những lần như vậy, người ta coi Chí không ra gì, chính vì vậy mà họ gọi Chí là “con qu d ca làng Vũ Đại”. Vậy khi so sánh, miêu tả nhân vật Quyết như nhân vật anh Chí trong tác phẩm “Chí Phèo”

của Nam Cao, chúng ta đã thấy rõ hơn về con người này mà không cần nói thêm gì. Không tự nhiên mà chúng ta biết được “Quyết” là giống “thng ăn v Chí Phèo”. Vì giữa hai từ ngữ này có liên kết thay thế, “thng “ăn v Chí Phèo” là thế tố cho chính tố là “Quyết”. Chính nhờ hoàn cảnh giao tiếp diễn ra trong cuộc hội thoại trên mà chúng ta cũng mới xác định được chính tố và thế

tố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 120 - 125)