Mối quan hệ

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 37 - 42)

Có hai cách để thể hiện chức năng của các yếu tố quy chiếu trong văn bản

đó là phương thức hồi chiếu và khứ chiếu. Chẳng hạn như: các từ “ông” và “nhà thơ là yếu tố chưa rõ nghĩa, nghĩa chưa cụ thể. Nó sẽ được giải thích bởi một yếu tố rõ nghĩa còn gọi là yếu tố giải thích nhưng là tiến về phía trước. Hay nói cách khác, nó sẽ được quy chiếu về yếu tố xuất hiện ở trước. Kiểu quy chiếu này, người ta gọi là hồi chiếu. Nếu đi theo hướng ngược lại, yếu tố giải thích sẽ được làm rõ hơn nhờ yếu tố được giải thích nằm ở phía trước, nó đưa yếu tố giải thích

đi sâu vào bên trong văn bản để nhận diện các yếu tố mà nó quy chiếu đến. Cụ thểở ví dụ trên là: Nguyn Bính ông, nhà thơ.

Trong phép thay thế từ vựng, chúng ta thấy trước tiên nó cũng bao gồm hai yếu tố chính là yếu tố nằm trước, yếu tố giải thích hoặc yếu tố được giải thích. Và yếu tố nằm sau, cũng có thể là yếu tố giải thích và được giải thích tùy vào từng ngữ cảnh. Như vậy, thực tiễn tổ chức văn bản cho thấy đã có yếu tố được quy chiếu đến và yếu tố đi tìm sự quy chiếu. Nếu hiểu theo cách khác thì, liên kết quy chiếu là cái nghĩa định hướng và xác định cho chúng ta nếu đó là chính tố thì nó sẽ quy chiếu hay nói cách khác, là có nghĩa giải thích như vậy, để

theo hướng đó chúng ta xác định yếu tố được giải thích. Đây được xem là sự

người ta áp dụng lý thuyết của phép quy chiếu và xem đây là cơ sởđể tìm ra thế

tố cho chính tố. Và như G. Brown đã nói: sự chú ý của các nhà phân tích diễn ngôn không phải là sự quy chiếu chính xác mà là sự quy chiếu thành công. Sự

quy chiếu thành công là tùy thuộc vào việc người nghe xác định thực thể mà người nói định quy chiếu đến, để hiểu được thông điệp ngôn ngữ đang diễn ra, trên cở sở biểu thức quy chiếu được dùng [18, tr318]. Đây cũng là định hướng cho cả phương thức thay thế hay còn gọi là phép thế. Tóm lại, giữa chúng là có mối tương quan qua lại với nhau.

1.5.3.2 Thay thế với liên kết hồi chiếu và khứ chiếu

Như đã xác định, liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu là hai dạng của liên kết nội chiếu. Liên kết hồi chiếu là liên kết ngược, liên kết về phía trái của văn bản. Còn liên kết khứ chiếu lại đi theo chiều hướng xuôi, tức liên kết về phía phải. Và như vậy, cả liên kết hồi chiếu và khứ chiếu đều là đối tượng khảo sát, hãy quan sát văn bản sau:

Vd 20: Bà m chng đang ở chợ bán cá mà con trai đánh được hồi

đêm, nghe con Xin ra mách, vội chạy về. Với tất cả cái hùng hổ của của nhng m chng, mụ xăm xăm vào buồng, chống nạnh bàn tay ngoặt ra sau, và hếch mặt nạt:

- Này con kia, muốn tốt thì ngồi dậy mà lo ăn làm. Chẳng ai hơi đâu nuôi đứa nằm ăn vạ

Ch Đỏ nằm im. M cúi định lôi dậy, lại bị ngoặp vào tay; mụ vừa chạy ra, vừa kêu như sắp bị chết chém: “ Ua làng nước ôi! A làng nước ôi! Hắn cắn đứt tay tôi rồi.

Trên cứ liệu tiếng Anh, M.A.K Halliday và R. Hasan (1976) đã lược quy thành ba kiểu quy chiếu cụ thể: nhân xưng (personal), chỉ định (demonstrative) và so sánh và bao trùm lên tất cả các phương thức liên kết là hai hướng quy chiếu: hồi chỉ và khứ chỉ. Trong ngữ nghĩa học hiện đại ít đề cập đến sở chỉ, nhưng thật ra nói đến nghĩa là nói đến sở chỉ, nói đến quy chiếu. Có những từ

loại như đại từ về nguyên tắc là không có sở chỉ, ví dụ: tôi có thể là anh, là tôi là nó (khi tự xưng)…và chỉ gắn kết với ngữ cảnh thì sở chỉ mới xuất hiện. Trở lại văn bản đang xét, m, bà m chng, nhng bà m chng đều có cùng quy chiếu, tuy không đồng nhất, con kia, chđỏ hẳn là có cùng quy chiếu.

Như vậy, thực chất liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu cũng được hiểu là một dạng của phương thức thay thế. Có điều nếu xét về một số trường hợp thì bên trong nó còn bao chứa những phương thức liên kết khác như lặp, liên tưởng…Và nếu nói ngược lại thì phương thức thay thế là sự miêu tả dựa trên cơ

sở của liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu.

Có thể nói, liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu được xem là phương thức liên kết bao trùm, còn phương thức thay thế từ vựng là sự cụ thể hóa của chúng. Chính vì vậy, có thể nói giữa liên kết hồi chiếu, khứ chiếu và phương thức thế từ vựng có mối tương quan với nhau.

1.6 Hướng tiếp cận của luận văn

Trở lên, luận văn đã đi vào phần lý thuyết có liên quan đến phép liên kết thay thế từ vựng. Tổng thuật thành tựu của các công trình đi trước để giúp làm sáng rõ hơn cho các mục sau ở chương 2, luận văn sẽ có một hướng đi cụ thể

dựa trên nền tảng những kiến thức đã được trình bày ở trên và có bổ sung thêm một số kiến thức mà trong nhận thức của chúng tôi là có sức giải thích hơn đối với tiếng Việt. Nhìn đại thể ở chương 1, các kiến thức được đưa ra không phải là

phần mà chúng tôi muốn nhấn mạnh nhưng để nắm bắt được các nội dung sẽ viết

ở chương sau, chúng tôi phải giới thiệu sơ qua các đề mục như trên. Qua đó, để

trong quá trình viết tiếp chương sau chúng tôi có sự liên hệ và đối chiếu với một số kiến thức có liên quan đến phương thức thay thế từ vựng.

Như ai cũng đều biết, trong một hệ thống các phương thức liên kết, phương thức thay thế từ vựng là một trong các phương thức được sử dụng tương

đối phổ biến trong các văn bản. Nó đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tạo nên sự thống nhất về chủ đề, tạo nên sự mạch lạc trong băn bản. Luận văn đi vào tìm hiểu về cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của phương thức thay thế từ

vựng nên sẽ có cách giải quyết tương đối sát với mục tiêu đã đặt ra.

Hướng đi của luận văn là tập hợp khoảng 500 cứ liệu từ rất nhiều các tác phẩm khác nhau. Dựa trên khối ngữ liệu, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê các liên kết thay thế được các tác giả trong từng tác phẩm đã sử dụng. Sau khi thống kê

được, chúng tôi lại tiến hành phân loại các loại các phương thức thay thế như: thế đại từ, thay thế đồng nghĩa, thay thế gần nghĩa..vv

Trên cơ sở ngữ liệu đã được phân loại, chúng tôi xác lập các cấu trúc và một số mô hình tương ứng với các phương thức thay thế. Cấu trúc khác nhau thì nghĩa cũng sẽ khác nhau, trong khi xét nghĩa qua một số cấu trúc, chúng tôi còn xem xét thêm vai trò của ngữ cảnh, ngữ dụng trong việc tạo nên nghĩa khác nhau trong từng hoàn cảnh khác nhau. Luận văn, xem xét có sự tương đương và điển hình hay không giữa chính tố và thế tố.

Ngoài ra, luận văn còn lưu ý đến tính khái quát và bao hàm về nghĩa giữa yếu tố được thay thế và yếu tố thay thế. Về ngữ dụng, là xem xét trong mối quan hệ giữa các vai giao tiếp với ngữ cảnh. Theo chúng tôi nhìn nhận, đây sẽ là phần

từ định hướng như trên, khi triển khai đề tài, các bình diện trên được mô tả trong thế tương tác chứ không tách bạch quá, rạch ròi quá, mặc dù chúng tôi hiểu, tiếp cận theo hướng tách bạch dễ làm nổi rõ các trọng tâm của vấn đề.

1.7. Tiểu kết

Ngược lên trên, luận văn đã trình bày một số tri thức đại cương mà khi khảo sát phương thức thế từ vựng không thể không đề cập đến. Việc điểm qua một số

tri thức liên kết nổi bật, như M.A.K Halliday - R. Hasan và Trần Ngọc Thêm cũng rất cần thiết. Tại đây, luận văn cũng đã làm rõ thêm một số quan hệ giữa quy chiếu bao gồm hồi chiếu và khứ chiếu vốn là bệ phóng trong thay thế từ

vựng. Rõ ràng, thay thế về sâu xa cũng là quy chiếu hay ít ra cũng dựa vào quy chiếu để thể hiện liên kết.

Những tri thức này, là xuất phát điểm để luận văn dựa vào đó mà mô tả

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)