Đại từ nhân xưng ngôi 2.

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 45 - 47)

Các đại từ nhân xưng trong ngôi 2 chủ yếu là quy chiếu đến người nghe. Xét trong 500 cứ liệu chúng tôi thu thập được, có thể nói số lượng các danh từ được thay thế bằng đại từ nhân xưng ngôi 2 chiếm số lượng không nhiều.

Ngôi 2:

Số ít: Mày, mi

Số nhiều: chúng mày, bay, chúng bay

Nhìn chung nhóm các đại từ trên, chúng xuất hiện với sắc thái biểu cảm suồng sã.

Vd 24: Một sáng kia, có tin về nhắn bọn lá đầu cành đứng gọn gọn vào, nhắn mấy cậu rễ bơm nước cho đủ vào, một hai bữa nữa hoa về, nghe nói lần này khá đông, để bù cho năm trước…

Ngay từ lúc mới nhận tin, cái lá xinh đã bảo: “kệ chúng mày1 không việc gì phải làm thế, hoa chứ có phải bà tướng đâu!”. Những cái lá kia cười ngượng

ngập: “Thôi chúng tôi không dám cãi đâu. Nhỡ quả ít đi lại phải chịu trách nhiệm!” cái lá xinh bảo: Chúng mày hèn lắm!” rồi quay mặt đi hướng khác, có

my cái lá khác đến rủ đi ăn điểm tâm, nắng mặt trời nó cũng từ chối, lại còn nhếch mép hỏi: “ chúng mày2ăn cho mập để nuôi hoa phải không?”

(Phan Thị Vàng Anh-Chuyện của lá và hoa )

Đại từ nhân xưng ngôi 2, số nhiều “chúng mày1 xuất hiện trong đoạn văn trên thay thế cho một từ khiếm diện (theo cách gọi của Trần Ngọc Thêm) tức là yếu tố giải thích lúc này không được xác định rõ là thay thế cho yếu tố gì ở

trong đoạn văn trên. Xét đến từ nhân xưng “chúng mày2 chúng thay thế cho ngữ “my cái lá khác” phân biệt với “cái lá xinh” cũng xuất hiện trong đoạn văn.

Vd 25: Ngồi học chung bàn, tôi bày sách vở thật nhiều, lấn sang phần bàn của chị . Có lần chị không nói gì, rồi có khi chị cũng lấy sách vở ra bày lên trên sách vở của tôi, vẻ như vô tình. Thấy chị cắn bút suy nghĩ bài toán, tôi phồng môi phồng má lấy vở sửđịa ra học ra rả.

- Học thầm đi Thy

- Em phải đọc lớn mới thuộc bài được.

- Nhưng mày làm tao phân tâm

- Người ta học mà cũng bắt bẻ!- Tôi sụt sịt

Trong ví dụ tiếp theo này, chúng ta thấy các yếu tố giải thích không còn ở

dạng khiếm diện nữa mà tất cả đều hiện diện. Từ “mày” trong cuộc hội thoại giữa hai chị em Hà và Thủy là dùng để thay thế cho người em tên “Hà”, còn từ

tao” thì thay thế cho “Thy”.

Rõ ràng, đại từ nhân xưng ngôi 2 thường hướng đến người nghe nhưng thường là theo hướng thay thế hồi chiếu. Cấu trúc của nó cũng không khác mấy

với cấu trúc của ngôi nhân xưng thứ 1. Nếu dựa vào ngữ liệu đưa ra ở trên thì ta có thêm một cấu trúc nữa là: Yếu tố khiếm diện đại từ nhân xưng ngôi 2.

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)