Liên kết quy chiếu

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 36 - 37)

Theo Diệp Quang Ban trong cuốn “ Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, ông có trình bày về liên kết quy chiếu như sau:

Liên kết quy chiếu xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ có nghĩa chưa cụ thể

một câu nào đó cần được giải thích bằng yếu tố ngôn ngữ có nghĩa cụ thể ở câu khác, trên cơ sở đó hai câu liên kết với nhau. Trong hai yếu tố đó, yếu tố có nghĩa chưa cụ thể được gọi là yếu tố được giải thích, yếu tố có nghĩa cụ thể gọi là yếu tố giải thích, tức có tác dụng giải thích. [148]

Vd 19: Những năm tháng cuối đời, nhà thơ Nguyn Bính làm việc ở ti Văn hóa Nam Hà. Một đêm, ông trằn trọc không ngủ nổi chỉ vì một chữ còn khuyết trong câu thơ nọ “ hạt mạ, mầm mạ gieo xuống đất, bén rễ trỗi dậy, nhỏm dậy, vương dậy, nhú thẳng cái thân nón bé xíu. Hiện tượng ấy gọi là gì nhỉ?”. Cứ thế nhà thơ suy nghĩ lung tung lắm. Không biết bao nhiêu lần ông vùng dậy hút thuốc lào, nhưng con chữ mà ông đang lần tìm kia thì vẫn cứ chơi trò ú tim.

(Theo Phạm Khải, Nhà văn Việt Nam với ngôn ngữ của thôn dân, tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 4, 1996)

Ở ví dụ trên, Nguyn Bính là yếu tố rõ nghĩa, nghĩa cụ thể, cũng là yếu tố

giải thích; còn các từ như: ông và nhà thơ là hai yếu tố chưa rõ nghĩa và là yếu tốđược giải thích.

Còn theo David Nunan trong cuốn “Phân tích diễn ngôn” đã viết: nếu một câu đơn bị lấy ra khỏi ngữ cảnh và được giới thiệu riêng, nó có thể chứa những thành tố khó hiểu, nếu không nói là không thể nào hiểu được [8, tr39] . Như vậy,

theo cách hiểu của Diệp Quang Ban và của David Nunan là có điểm chung nhưng với David Nunan, ông lại nhấn mạnh đến ngữ cảnh mà câu xuất hiện để

thể hiện tính quy chiếu.

Chẳng hạn, như đại từ nhân xưng “ông” và danh từ “nhà thơ” xuất hiện trong câu hỏi Ai là người trằn trọc ngủ không được? Chúng ta không thể giải thích được nếu không đặt nó trong văn bản và trong ngữ cảnh mà nó xuất hiện.

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 36 - 37)