d. Thế đồng nghĩa miêu tả
2.1.2.2 Thế bằng từn gữ gần nghĩa
Khác với thế đồng nghĩa, tức kiểu thế về cơ bản đề cập đến một sở chỉ hoặc trạng thái, thuộc tính, tính chất của sở chỉ, thế gần nghĩa là kiểu thế dựa vào một số nét nghĩa giống nhau, chứ không phải đồng nhất.
Vd 94: Con người tuyệt vời đấy! Đợt này quay về phải ghé vào thăm ông ta một chút mới được. Ấy, nghe nói trước đây cũng là một tay lái xe có hạng ở chiến trường Tây Nam, con người đầy chiến tích ấy, ngang dọc một thời nhưng đời riêng cũng lắm cái lận đận? Cánh xe kháo nhau cô vợ chưa cưới của ông ấy đẹp kinh người nhưng…Hả?
(Chu Lai- Một khái niệm tình yêu)
Ngữ “con người đầy chiến tích ấy ” là yếu tố thay thế cho ngữ “con người tuyệt vời đấy”. Mặc dù, nó không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau, nhưng ở đây có thể chấp nhận được. Từ chỉ xuất “ấy” trong ngữ “con người đầy chiến tích
ấy” là để chỉ đến ông Thân trong tác phẩm “Một khái niệm tình yêu”. Ông được nhận xét là một con người tuyệt vời. Trong con người tuyệt vời ấy, có phần là con người của những chiến công, cụ thể là những chiến tích trong chiến trường năm nào. Như vậy, trong ngữ thay thế này, vẫn có điểm tương đồng đủ để xác
định là nó có gần nghĩa với chính tố. Ngoài điểm này ra, thì những yếu tố khác không có sự liên quan đến ngữ “con người tuyệt vời đấy”.
Vd 95: Điền lại thấy hiện ra cái bóng dáng yêu kiều của những người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những cái ghế xích đu nhún nhẩy…Những người ấy sẽ đọc văn Điền. Lòng họ đẹp thêm lên. Họ sẽ yêu Điền. Họ sẽ gửi cho Điền những bức thư xinh xinh ướp nước hoa. Tưởng tượng của Điền tỏa rộng ra như một ánh giăng. Điền nghĩ đến những cuộc tình duyên lãng mạn với những người
đàn bà đẹp chỉ biết trang điểm và yêu đương.
(Nam cao- Giăng sáng)
Ngữ danh từ “những người đàn bà nhàn nhã” được thay thế bằng “những người đàn bà đẹp”. Hai ngữ này, chỉ là thế bằng từ ngữ gần nghĩa vì người đàn bà nhàn nhã thì không có mấy điểm chung với người đàn bà đẹp. Có những người cũng nhàn nhã nhưng chưa chắc đã đẹp. Lập luận như vậy, không có sức thuyết phục. Nhưng ở đây, chúng ta vẫn khẳng định là có sự thay thế gần nghĩa dựa vào những điều kiện sau: có một tổ hợp thế đại từ là “những người ấy” thay thế cho “những người đàn bà nhàn nhã” ở câu trước. Đến đây, chúng ta sẽ thấy chúng gần nghĩa vì những người đàn bà nhàn nhã, tức họ là những người có cuộc sống đầy đủ, sung sướng nên họ có điều kiện và thời gian để làm mình sang trọng và đẹp lên, chứ không như vợ Điền. Điền có đặt họ trong sự so sánh với vợĐiền, là một người đàn bà lam lũ, luộm thuộm.
Thế bằng từ ngữ gần nghĩa, không phải là dễ dàng để chúng ta nhận biết. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xuất hiện trong văn bản và ngoài văn bản. Nhưng điều quan trọng hơn hết là ở kiến thức của người tiếp nhận văn bản khi họ đứng trước một yêu cầu về xác định phép thế gần nghĩa cộng với sự tương tác của ngữ cảnh sẽ giúp họ nhận diện chúng.