c. Đại từ nhân xưng ngôi
2.1.1.2 Thay thế đại từ hóa (từ ngữ thân tộc)
Trong tiếng Việt, bên cạnh đại từ còn có một lượng từ được đại từ hóa và cũng thực hiện chức năng thay thế. Trên thực tế, trong quá trình giao tiếp hoặc trong văn bản dù muốn hay không đều chịu sự chi phối của các quan hệ thân tộc hay quan hệ xưng hô xung quanh mình. Thường trong giao tiếp khi muốn quá trình giao tiếp được diễn ra suôn sẻ thì người nói, người viết phải quy chiếu đến một yếu tố cần giải thích từ đấy nảy sinh nhiều quan hệ. Đó là quan hệ về tuổi tác, địa vị hay nói cách khác là có sự quy chiếu đến tuổi, địa vị, thứ bậc của
người tiếp nhận trong giao tiếp để có cách hô ứng cho phù hợp. Trong một số
trường hợp, nó sẽ có sự biến cách theo dụng ý của tác giả hoặc theo hoàn cảnh giao tiếp.
Khảo sát một số ví dụ sau, chúng ta sẽ làm rõ được nội dung trên.
Vd 37: Mãi năm bảy bảy, khi ông lấy vợ nàng mới tìm được ông. Trong nhật ký nàng viết: Muộn rồi con ạ. Tìm được cha con, mẹ đứng chết sững trước cửa ngôi nhà đang nổ pháo cưới. May không gặp ai. Vâng, cô dâu xinh lắm, người ta xì xào vậy. Con một ông đại tá công an cơ. Vậy là tất cả đã chấm hết… Chấm hết những thổn thức xót xa bao đêm khóc thầm. Mẹ xin hứa với con, mẹ sẽ chôn chặt quá khứ lại. Người ta đã quên mất có mẹ trên đời này cơ mà, ừ thì thôi, cũng như trước đây mẹ đã âm thầm chịu đựng để giữ trọn vẹn cho kẻ ấy được thênh thang thoả mãn với con đường công danh sự nghiệp!
Kể từ đó Nguyệt không rời khỏi sườn đồi quạnh hiu với ngôi nhà bán sách báo. - Tôi xin thề với ông , tôi đã hết lòng dò la tin tức của Nguyệt, biết bao nhiêu năm mà không có kết quả. Thì chính ông cũng biết đấy.
(Đoàn Lê -Ngày cuối)
Ở ví dụ này, từ ngữ được thay thế lại chính là danh từ thân tộc “ông”. Khi tìm từ để thay thế trong đoạn văn này cho từ “ông”, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra
đó là từ “người ta”, nhưng lại cũng có thể là từ “kẻ ấy”. Trong trường hợp này, có thể nói hai ngữ danh từ này cụ thể là hai danh từ thân tộc (người và kẻ) đều dùng để thay thế cho một từ “ông”. Khi hai ngữ này xuất hiện, mạch tình cảm của nhân vật có sự thay đổi theo chiều hướng từ thân tình sang hời hợt, dửng dưng và có phần trách móc.
Như vậy, có thể đưa ra mô hình cho đoạn văn trên như sau: Ông người ta, kẻấy.
Vd 38: Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu chơi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông ban nãy, nhưng xin bà
đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhử rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
( Andecxen-Cô bé bán diêm)
Tương tự ví dụ trên, các danh từ thân tộc cũng thay thế cho nhau. “Em bé”
được thay bằng từ “cháu”. Cũng là từ “người” nhưng khác với ví dụ trên từ
“Người” này là danh từ thân tộc được viết hoa và nó dùng để thay thế cho một biệt ngữ là từ “Thượng đế”. Điều này, có thể lý giải được “Người” ở đây được thần thánh hóa theo từ mà nó thay thế. Chính vì vậy, mà tác giả đã viết hoa từ
này.
Vd 39: Đang miên man suy nghĩ thì Hằng thấy một bóng người lấp ló ngoài cửa. - Chào cô! Cô cho hỏi anh Hách giám đốc có nhà không ạ?
Hằng quan sát vị khách mới đến. Ông này trạc tuổi ông Hách, ăn mặc khá sang trọng. Cô ướm hỏi:
- Dạ… Xin lỗi bác ở đâu đến ạ?
- Tôi ở trên Công ty, bạn thân của anh Hách đây. Chúng tôi hẹn gặp nhau chiều nay mà.
- Dạ… Xin lỗi bác, thủ trưởng em lên tỉnh họp rồi ạ.
Hằng đáp y lời dặn của ông Hách. Ông khách nhìn cửa phòng ông Hách. Mấy ông bạn vàng có quy ước riêng với nhau là nếu cửa chính khoá nhưng cửa sổ
vẫn mở thì chủ của nó vẫn ở nhà. Đấy là cơ hội, là tín hiệu để họ gặp nhau. Ông khách khẩn khoản:
- Phiền cô nói với anh Hách là có anh Phi, trưởng phòng Tổ chức Công ty tới thăm nhé.
Ông khách mới nói vậy, sự nhạy cảm trong thư ký Hằng bỗng nổi lên. - Dạ… Vâng. Để em vào báo sếp em ạ.
(Xuân Thu- Giải đen)
Trong ví dụ trên, chúng ta lại có một cấu trúc về sự thay thế của các danh từ thân tộc. Cụ thể là các yếu tố dùng để thay thế đã có sự thay đổi cho phù hợp với người giao tiếp và phù hợp với chức vụ giữa người lãnh đạo và nhân viên. Người ta gọi đây là sự thay đổi theo ngữ dụng.
Cụ thể: Hằng yếu tố xuất hiện trước, yếu tố giải thích được thay thế bằng danh từ thân tộc “cô”,đến đoạn hội thoại tiếp theo nó lại được thay thế bằng từ “em”.
Còn “vị khách” (trạc tuổi với ông Hách) được thay thế bằng từ “bác” ( người lớn hơn mình rất nhiều tuổi). Với cụm từ “ông Hách” lúc này không giống như trên lại có một từ rất ít khi được dùng và nó thường chỉ cấp bậc trên dưới đó là từ
“thủ trưởng” để thay thế. Và còn một từ nữa, đó là từ “sếp” thay thế cho ông Hách thủ trưởng của cô thư ký Hằng.
Chúng ta có: Hằng cô em; vị khách bác và ông Hách thủ
trưởng sếp.
Tóm lại, chỉ một số các danh từ thân tộc thôi, nhưng lại giúp cho văn bản trở nên đa dạng trong định danh với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Sự xuất hiện của chúng đã giúp ích rất nhiều trong việc tạo nên tính liên kết và tạo nên sự
mạch lạc trong văn bản.