c. Thế bằng từn gữ trong cùng trường nghĩa
2.2 Ngữ nghĩa vàn gữ dụng của phương thức thay thế từ vựng 1 Cách hiểu về thuật ngữ ngữ nghĩa và ngữ dụng
Trước khi đi vào tìm hiểu mối tương quan giữa ngữ nghĩa và ngữ dụng, cần thiết phải tìm hiểu về hai thuật ngữ này.
Theo như trong cuốn “Dụng học” của George Yule, ông có nêu rõ về ngữ
nghĩa học như sau: “Ngữ nghĩa học là sự nghiên cứu về các mối quan hệ giữa các hình thái ngôn ngữ với các thực thể trong thế giới; đó là, bằng cách nào các từ gắn kết đúng được với các sự vật. Phân tích ngữ nghĩa học cũng còn cố gắng thiết lập các mối liên hệ giữa những miêu tả bằng từ ngữ và các sự việc trong thế giới; xem xét là có đúng thực hay không có đúng thực, bất luận ai là người tạo ra sự miêu tả đó” [ 16, tr22]. Theo George Yule, ngữ nghĩa trong cách hiểu của ông chỉ đơn thuần là tìm ra được mối liên hệ gắn kết các từ ngữ với các sự
việc trong thế giới khách quan mà không cần quan tâm đến người tạo nên mối liên hệ ấy. Tức theo ông, cái nằm bên trong là cốt lõi cái sẽ được chú ý nhiều nhất còn những tác nhân bên ngoài, cụ thể hơn là yếu tố con người sẽ là cái thứ
yếu. Trong dẫn ý của ông vai trò của ngữ cảnh cùng với yếu tố con người sẽ
không có đóng góp trong việc nghiên cứu để tìm ra các mối quan hệ giữa các hình thái ngôn ngữ với các thực thể trong thế giới mà chúng ta còn gọi là ngữ
Cũng trong cuốn sách này, tác giả có nêu lên nội dung của ngữ dụng học như sau:
“Ngữ dụng học là sự nghiên cứu về những mối quan hệ giữa các hình thái ngôn ngữ và người sử dụng các hình thái đó. [16, tr 22]. Trong ngữ dụng học thì vai trò của con người lại được nhấn mạnh và còn là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của cả một quá trình giao tiếp mà trong đó còn có những yếu tố khác nữa. Và như ông cũng có nhận xét: Trong sự phân biệt với cú pháp học, ngữ nghĩa học thì chỉ có ngữ dụng học là cho phép con người thâm nhập vào việc phân tích chúng” [16, tr22].
Trong cách hiểu về ngữ dụng theo như George Yule là: “nghiên cứu về
những mối quan hệ giữa các hình thái ngôn ngữ và người sử dụng các hình thái
đó”, nếu hiểu trong ngữ dụng chỉ xét đến thuật ngữ “người sử dụng” thì đơn thuần chúng ta chỉ hiểu được trong một hoạt động giao tiếp “người sử dụng” ở đây là “người phát” và “người nhận” thông tin mà không bao gồm những điều kiện nào khác. Trong thực tế, khi tiến hành giao tiếp các nhân tố tham gia để tạo
điều kiện cho một quá trình giao tiếp tuy không hiển hiện nhưng nó bao giờ cũng tồn tại. Cụ thể và cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong quá trình đó, chúng ta phải kể đến ngữ cảnh. Vì giao tiếp bao giờ cũng được xét trong một ngữ cảnh nhất định. Chúng ta phải hiểu trong thuật ngữ “người sử dụng” nó còn bao hàm những điều kiện cần và đủ để cấu thành nên thuật ngữ lớn hơn là ngữ
dụng học.
Có thể nói, đó là cách hiểu về ngữ nghĩa và ngữ dụng theo ý kiến của George Yule. Tất nhiên, tuy có sự tách biệt, nhưng trên một phương diện nào đó thì trong ngữ nghĩa nó lại có ngữ dụng và trong ngữ dụng không thể thiếu ngữ
hướng chuyên biệt, cụ thể khi đi vào hướng vận dụng chúng ta nên hiểu chúng theo khuynh hướng có sự kết hợp, hòa quyện mang tính chất biện chứng.