Vd 130: Chị thắp nến rồi lại thổi nến. Chị đợi. Có tiếng gõ cửa. Mừng quá, chị
ào ra. Không phải Quynh. Chị thấy mái đầu lốm đốm bạc của ông hoạ sĩ. Chị
vội nuốt đi tiếng thở dài. Sao chị vô tâm không nghĩ đến điều này nhỉ. Mái đầu bạc. Chịđã già mất rồi. Sự thật đến cùng lúc với nỗi chán nản. Chị ngập ngừng. Mái đầu bạc cũng ngập ngừng.
(Phạm Ngọc Tiến -Thế giới đàn ông ngọt ngào)
Chúng tôi xem xét và đưa ví dụ trên vào loại thay thế bằng các từ ngữ chỉ
tổng thể-bộ phận mà về nghĩa có thể nói đó là quan hệ giữa chủ thể và sở thuộc. Vì thế tố trong đoạn văn này là “mái đầu bạc” thay thế cho chính tố “ông họa sĩ”, đây là một ngữ danh từ chỉ một bộ phận của cơ thể, một phép hoán dụ tri nhận lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. Điều thú vị là với cách miêu tả của tác giả, từ “mái đầu bạc” của ông họa sĩ đã khiến cho nhận vật chính liên tưởng đến mình, liên tưởng đến thân phận của mình.
2.3 Tiểu kết
Như vậy, luận văn đã lần lượt xem xét cấu trúc của phương thức thay thế từ
vựng của hai nhóm:
a. Thay thế đại từ, với đại từ chính danh, đại từ hóa (danh từ thân tộc), đại từ chỉ
xuất.
b. Trong thế không phải đại từ với từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, bao nghĩa. Và trên cơ sở này, dựa vào ngữ cảnh hành chức cụ thể, chúng tôi đã bước đầu chỉ ra
KẾT LUẬN
Thoạt nhìn phương thức thay thế là một phép thế liên kết đơn giản. Bởi vì mục đích của văn bản, ngôn bản là chuyển tải nội dung, mà định danh nội dung không chỉ gọi bằng chính danh mà cần thiết phải thay thế bằng các ngữ đoạn tương đương. Với ý nghĩa này, tỉnh lược cũng có thể coi là phương thức thay thế
bằng zero, quy chiếu cũng là một cách thay thế dưới hình thức này hoặc hình thức khác…Như thế đủ thấy thay thế từ vựng là một phương thức khá phứ tạp.
Đó cũng là lý do, tùy theo quan niệm, thay thế từ vựng có thể thu hẹp ở bình diện từ vựng mà cũng có thể trải dài lên cả ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Đối chiếu với những mục tiêu đã đặt ra ở phần dẫn nhập, đến đây luận văn xin rút ra một số kết luận sau:
1. Phép thế từ vựng trong nhận thức của chúng tôi là phương thức liên kết giữa các từ ngữđể thay thế cho một từ ngữ khác đã xuất hiện trong phát ngôn trước. 2. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã đi trước, luận văn cho rằng, phương thức thay thế từ vựng sử dụng hệ thống đại từ để thay thế mà cũng có thể sử dụng hệ
thống không phải đại từ vào chức năng này.
2.1 Đối với nhóm trước, luận văn đã lần lượt miêu tả các tiểu nhóm: - Thay thếđại từ
- Thay thếđại từ hóa (từ ngữ thân tộc)
- Thay thế từ ngữ chỉ xuất gồm: chỉ người, chỉ không gian, thời gian, sự vật, sự
việc…
Ở đây, do chú trọng đến chức năng thay thế cho nên luận văn đã mạnh dạn
đưa vào đây một số từ ngữ mà trong ngữ pháp truyền thống mặc dù có chú ý đến chức năng này, nhưng chưa khảo sát chu đáo, ví dụ như tất cả, cả…
2.2 Ở nhóm sau, chúng tôi cũng đã tiến hành miêu tả và phân loại: - Thế bằng đồng nghĩa
- Thế bằng gần nghĩa - Thế bằng bao nghĩa
Ở mỗi nhóm như trên, dựa vào ngữ liệu sưu tập, chúng tôi lại phân xuất chúng thành các nhóm tiểu nhóm, chẳng hạn như thế đồng nghĩa lại chia ra:
đồng nghĩa từ điển, đồng nghĩa ngữ cảnh, đồng nghĩa so sánh, đồng nghĩa miêu tả…
3. Xuất phát từ hai hệ thống lớn: thế đại từ và thế không phải là đại từ, tuy độ đậm nhạt có khác nhau, nhưng nhìn chung, luận văn đã miêu tả trên ba bình diện: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng .
3.1 Ở bình diện cấu trúc, luận văn đã lần lượt trả lời cho câu hỏi cái gì thay thế
cho cái gì, cấu trúc của chính tố, thế tố và mối quan hệ giữa chúng như thế nào. 3.2 Sau khi đã xây dựng mối quan hệ quan yếu giữa ngữ nghĩa và ngữ dụng, chúng tôi đã lần lượt xem xét các tiểu thể loại của phép thế và bước đầu đã chỉ ra
được một sốđặc điểm của chúng.
4. Tất nhiên, trước khi đi vào biện giải những vấn đề cụ thể của phương thức thay thế, ở chương một- chương có tính chất lý luận chúng tôi đã minh định một số khái niệm cần yếu có liên quan đến phép thay thế như: thay thế và quy chiếu, ngoại chiếu và nội chiếu, hồi chiếu và khứ chiếu. Đó là xuất phát điểm để nghiên cứu các vấn đề cụ thể ở phần tiếp theo.
5. Chúng tôi hiểu, phương thức thay thế từ vựng là một vấn đề khá hóc búa, do vậy, nỗ lực của luận văn mới chỉ mô tả được một số đặc điểm cơ bản nhất, chắc chắn còn nhiều bình diện khác chưa được khảo sát kỹ.