Thế đại từ chỉ dấu hiệu

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 74 - 76)

Thế đại từ chỉ dấu hiệu về thực chất cũng là thế đại từ chỉ xuất, có điều nó khác với các phương tiện thế khác ở chỗ vị trí xuất hiện của nó trong văn bản.

Vd 65: Tôi lại bồn chồn trên mặt ván. “C” chúng tôi được dựng lên mặt nước- những tấm ghép lại bắc trên các thân cây hoặc rễ cây to. Đấy là chỗ họp. Còn nằm thì đã có võng giăng trên cây.

(Chu Lai- Kỷ niệm vùng ven)

Thế bằng đại từ chỉ xuất chỉ dấu hiệu có điểm khác rất rõ với các phương tiện thế khác ở chỗ nó bao giờ cũng đứng đầu câu và làm thành phần là chủ ngữ. Chủ ngữ ở đây có thể là một từ như ở ví dụ này. Đại từ “đấy” là thế tố thay cho chính tố là từ “c, nó như một khái niệm, một sự giải thích A là B.

Vd 66: Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Đêm tháng chạp trời lâu sáng…Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần có lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao: Dần chưa tỉnh hẳn ra. Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê, nửa tỉnh. Rồi thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiếng gà gáy lộc cộc của anh gà trụi trong chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang thi k tp gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang

động lắm. y là một con gà có sức.

(Nam Cao-Một đám cưới)

y” là đại từđược dùng để thay thế cho mệnh đề “Con gà đang thi k

tp gáy”. Mệnh đề này, khi được thay thế bằng “y” thì nó trở thành chủ ngữ cho câu có sự xuất hiện của phép thế. Nó đứng trước hệ từ “là” nên chúng ta xác định

Vd 67: Nhưng rồi sự việc cũng chóng qua đi. Vì dẫu sao nó cũng chỉ là một con lợn như bao con lợn khác. Vậy thì có gì mà phải vân vi. Cánh lính trẻ lại háo hức trước nim vui mi. y là bữa liên hoan sẽ tổ chức vào ngày mai.

(Trần Đăng Khoa-Đảo chìm-Chuyện trên boong)

Nim vui mi” ở trong câu “Cánh lính tr li háo hc trước nim vui mi” sẽ là yếu tố chính được nhắc lại ở câu sau nhưng nó được đại từ “y” thay thế nên khi câu kế tiếp được viết ra chúng ta có thể hiểu “y” ở đây là để chỉ cho “niềm vui mới”.

Vd 68: Đi qua đệ nhất động chừng hai mươi cây số, còn có mt cái động khác

nữa cũng không kém phần nổi tiếng, đã hóa bảo tàng lịch sử có một không hai của tỉnh Quảng Bình. Cái động y mang biệt danh quân sự K18. Đó là cái hang

đá ở cây số 16 trên đường 20, con đường huyết mạch ở phía Tây Trường Sơn, nối với đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử.

(Trần Đăng Khoa-Đảo chìm-Chuyện ở Quảng Bình)

Tương tự như trên ở ví dụ này, đại từ “đó” là thế tố cho chính tố là “cái động y”. Còn “cái động y” lại thay thế cho “mt cái động khác”. Từ “đó”

làm thành phần chủ ngữ như vị trí ở câu trước nó tồn tại.

Vd 69: Dì Hảo ơi! Tôi hãy còn nhớ cái ngày dì b tôi đi ly chng. Đó là một buổi chiều có sương bay. Người ta đã đến đón dì vào lúc tờ mờ tối. Cũng chẳng lấy gì làm đông lắm, bên nhà trai đâu lẻ tẻ được mươi người.

(Nam Cao- Dì Hảo)

Không là chủ ngữ ở câu “Tôi hãy còn nh cái ngày dì b tôi đi ly chng”, “cái ngày dì b tôi đi ly chng” làm thành phần bổ ngữ. Nhưng sang câu sau, được đại từ “đó” thay thế thì ngữ danh từ “cái ngày dì b tôi đi ly chng” lại làm thành phần chủ ngữ.

Rõ ràng, ở phép thế bằng đại từ chỉ xuất chỉ dấu hiệu có cùng một cấu trúc A là B. Ởđây A là các đại từ chỉ xuất chỉ dấu hiệu, cụ thể là: đấy, y, đó, còn B là phần khái niệm hoặc là phần giải thích. Các chính tố, khi xuất hiện ở câu trước có thể là một mệnh đề, có thể là chủ ngữ, có thể là ở vị ngữ làm thành phần bổ ngữ

nhưng khi được thay thế bao giờ nó cũng làm thành phần chủ ngữ vì đứng trước hệ từ “là”.

Một phần của tài liệu 297458 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)