Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở tỉnh Bình Phước
* Ngun tắc:
Thứ nhất, cơng tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện phải đặt
dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp ủy Đảng, tổ chức Đoàn cấp trên; và sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ, phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ.
Thứ hai, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy hoạch đội ngũ cán bộ
chuyên trách của Đoàn. Quy hoạch cán bộ đồn phải được tiến hành cơng khai, dân chủ trong từng cơ quan, đơn vị, mọi người cùng biết, cùng bàn bạc và cùng tham gia xây dựng quy hoạch cán bộ.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Là nguyên tắc quan trọng để chỉ đạo mọi hoạt động của tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của Đảng. Bảo đảm cho sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh của một Đảng cách mạng. Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt tập trung và dân chủ, tạo nên một chỉnh thể thống nhất của một nguyên tắc. Dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập trung; tập trung là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Giữa tập trung và dân chủ có mối quan hệ biện chứng ràng buộc, phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau, trong tập trung đã chứa đựng yếu tố dân chủ và trong dân chủ đã chứa đựng yếu tố tập trung.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của cán bộ, công tác cán bộ mà đảng ta luôn coi trọng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là việc làm thường xuyên, là nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng đảng; trong từng thời kỳ lịch sử, từng hồn cảnh cụ thể, có phương pháp triển khai công tác quy hoạch cán bộ rất khác nhau. Tập trung thống nhất thể hiện ở sự lãnh đạo thống nhất trong hệ thống chính trị của Đảng ta, cịn dân chủ thể hiện ở mỗi tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống đó phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong cơng tác xây dựng đảng và quy hoạch cán bộ; đặc biệt ở tổ chức Đoàn tiến hành quy hoạch cán bộ đoàn –là thể hiện sự dân chủ trong quy hoạch cán bộ của cả hệ thống chính trị. Từ quan điểm thống nhất trên, công tác quy hoạch cán bộ cần triển khai thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vì quy hoạch cán bộ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, trong quy hoạch cán bộ rất cần thiết phải thực hiện quyền tập trung của các cấp có thẩm quyền (đặc biệt là người đứng đầu tổ chức, đơn vị) đi đôi với việc thực sự mở rộng dân chủ trước khi tập trung. Do đó trong quy hoạch cán bộ cần vận dụng và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ trong quy hoạch cán bộ. Công tác quy hoạch cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ cũng như quản lý, sử dụng cán bộ. Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn; phải thực hiện tốt nguyên tắc công khai trong quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn nhằm tạo nguồn cán bộ kế thừa phong phú đa dạng, dồi dào cho tổ chức Đảng.
Thứ ba, quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện trên cơ sở
nắm chắc đội ngũ cán bộ đồn hiện có, nguồn cán bộ và dự báo được xu hướng phát triển trong tương lai; đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, căn cứ vào mơ hình tổ chức bộ máy và tiêu chuẩn cán bộ. Quy hoạch cán bộ đảm bảo tính kế thừa, liên tục, khả thi và được điều chỉnh, bổ sung hàng năm. Cấp bộ Đồn cần chủ động tìm nguồn cán bộ từ các đối tượng học sinh, sinh viên, những ĐVTN ưu tú có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ đồn chun trách đáp ứng u cầu cơng tác trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Để làm tốt, thủ trưởng cơ quan, Bí thư các huyện, thị đoàn cần chủ động quy hoạch cán bộ cho đơn vị mình, tham mưu có hiệu quả và trình huyện ủy phê duyệt
quy hoạch của Đoàn. Xuất phát từ lý do đó, địi hỏi bộ phận tham mưu trực tiếp trong quy hoạch cán bộ chun trách của Đồn phải nâng cao trình độ và có tầm nhìn chiến lược, nhạy bén trong cơng tác cán bộ đồn.
Thứ tư, quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn phải gắn với các khâu trong công
tác cán bộ nói chung: Đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ. Đánh giá cán bộ là tiền đề để đưa vào quy hoạch, quy hoạch cán bộ là cơ sở để luân chuyển, đào tạo, bố trí, sử dụng. Thực hiện các khâu trong cơng tác cán bộ phải gắn với quy hoạch cán bộ. Tức là trong thực hiện từng bước, từng khâu của công tác cán bộ phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng và theo từng nhiệm kỳ Đại hội hoặc theo mốc thời gian nhất định. Các bước trong quy trình cơng tác cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không được bỏ qua quy trình song cũng khơng nên máy móc, cứng nhắc trong tổ chức thực hiện cần có sự mềm dẻo, linh hoạt tùy hoàn cảnh cụ thể để thực hiện hiệu quả.
Thứ năm, quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn được tiến hành thường xuyên,
đồng bộ trong toàn hệ thống tổ chức Đoàn các cấp. Quy hoạch cán bộ đồn nói chung và quy hoạch cán bộ chun trách của Đồn cấp huyện nói riêng là cơng việc chung trong toàn hệ thống tổ chức Đoàn các cấp; trong quy hoạch cán bộ phải thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới, lấy quy hoạch cán bộ đoàn cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ đoàn cấp trên; đồng thời quy hoạch cấp trên thúc đẩy quy hoạch cấp dưới. Định kỳ hàng năm có sự điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nhằm phát hiện, lựa chọn và đưa vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng; mặt khác mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ khơng cịn đủ tiêu chuẩn.
Thứ sáu, trong quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn phải đảm bảo nguyên tắc
“động” và “mở”- mở là khơng khép kín trong hệ thống tổ chức Đồn, địa phương, đơn vị. Mỗi chức danh có ít nhất 3 cán bộ dự bị, một cán bộ có thể dự kiến đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh khác nhau - còn động là phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ.
* Quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện: Bước 1: Khảo sát, chọn nguồn
- Nguồn cán bộ: gồm cán bộ đoàn chuyên trách đương chức, cán bộ trong quy
hoạch trước đó, cán bộ từ các ngành khác chuyển về, cán bộ tại cơ quan chuyên trách huyện đoàn; cán bộ đoàn cấp dưới đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trẻ trung, có triển vọng phát triển. Ngoài ra, cần chú ý đến lực lượng ĐVTN ưu tú, tài năng, các lực lượng thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện hồn thành xuất sắc nhiệm vụ tại cơ sở; sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học có kinh nghiệm cơng tác Đoàn – Đội trường học… để quy hoạch làm cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện.
- Khảo sát:
+ Lập danh sách nguồn cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện.
+ Gửi phiếu lấy ý kiến cho BCH, Bí thư, các Phó Bí thư Đồn xã, phường, thị trấn về nguồn cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn. Tức là lấy ý kiến giới thiệu (bằng phiếu kín) của cán bộ đoàn chủ chốt ở các Đoàn xã, phường, thị trấn; đồng thời lấy ý kiến giới thiệu của cấp ủy Đảng cấp dưới đối với nguồn đưa vào quy hoạch cán bộ đoàn cấp huyện. Ban chuyên môn trực tiếp tham mưu về công tác quy hoạch cán bộ cũng có thể giới thiệu nguồn đưa vào quy hoạch và giúp BCH, BTV các huyện, thị Đoàn chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tiến hành quy hoạch cán bộ đoàn và cán bộ chuyên trách của đoàn.
+ Xin ý kiến BTV Đoàn cùng cấp về danh sách cán bộ đưa vào diện khảo sát tại cơ sở để quy hoạch.
+ Thành lập tổ tổng hợp.
+ Tổ chức Hội nghị cán bộ cơng chức: gồm tồn thể cán bộ công chức cơ quan, từ ngạch cán sự trở lên đều được tham dự cuộc họp.
Tổ chức hội nghị cán bộ công chức ở đơn vị để quán triệt yêu cầu, mục đích, nội dung cơng tác quy hoạch cán bộ chun trách của Đồn và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh BCH, BTV Đồn, chức danh Bí thư, Phó Bí thư của Đồn cùng cấp và cấp trên.
Ngoài ra, tổ chức hội nghị liên tịch gồm tập thể cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, Chủ tịch cơng Đồn, Bí thư Đồn thanh niên của đơn vị… thảo luận về quy hoạch cán bộ
đồn chun trách cho đơn vị mình và kiến nghị cấp ủy Đảng phê duyệt quy hoạch cán bộ của đơn vị.
Bước 2: Rà sốt, đánh giá đội ngũ cán bộ đồn và cán bộ đồn chun trách hiện
có.
- Trên cơ sở các tiêu chuẩn, yêu cầu nêu trên, căn cứ vào kết quả công tác cụ thể của mỗi cán bộ đồn, cần rà sốt lại hồ sơ, lý lịch, về phẩm chất, năng lực, trình độ đào tạo, sự tín nhiệm, tuổi tác, sức khoẻ... của từng uỷ viên BCH đương nhiệm; phân loại những cán bộ có triển vọng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn, những cán bộ không đủ điều kiện tiếp tục tham gia trên cương vị cũ và những cán bộ cần bố trí lại.
- Đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế của đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách về chất lượng, số lượng, sự phân bố, cơ cấu, nhất là các cơ cấu về trình độ, độ tuổi, cán bộ xuất thân công nhân, nông dân, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số (tuỳ đặc điểm từng đơn vị). Lấy kết quả đánh giá cán bộ công chức gần nhất so với thời điểm tiến hành quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn.
- Rà sốt lại cán bộ đồn chun trách cấp xã, phường, thị trấn. Phối hợp cấp ủy Đảng cùng cấp xác định tình hình và chất lượng nguồn bổ sung quy hoạch cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện trong nhiệm kỳ tới.
Bước 3: Quy hoạch nguồn, quy hoạch chức danh.
- Tổ chức hội nghị BCH huyện đoàn.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả tiến hành ở bước một và hai, đại diện lãnh đạo huyện đồn sẽ trình bày, quán triệt ý nghĩa, mục đích, nội dung của quy hoạch cán bộ đoàn chuyên trách; đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về những đối tượng được cơ sở giới thiệu và tỷ lệ phiếu giới thiệu. Các ủy viên BCH huyện đồn có thể tự do giới thiệu thêm nguồn quy hoạch, ngoài danh sách tổng hợp giới thiệu quy hoạch do Ban tham mưu của huyện Đồn chuẩn bị. Người giới thiệu có thể khơng phải là cán bộ đồn thuộc đơn vị đó hay chưa phải là cán bộ đoàn chuyên trách, nhưng dự kiến quy hoạch để làm cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện. Những người đạt trên 50% tổng số phiếu giới thiệu thì được đưa vào nguồn quy hoạch.
- Xác định phương hướng cấu tạo BCH, BTV và các chức danh chủ chốt của đoàn cấp huyện trong nhiệm kỳ tới (theo nhiệm kỳ của Đoàn). Căn cứ vào yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện và tình hình đội ngũ cán bộ đồn của địa phương; xác định cụ thể tiêu chuẩn, yêu cầu đối với cán bộ dự bị các chức danh BCH, BTV, Bí thư, các phó Bí thư... Trong phương hướng cấu tạo đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách cần định hướng cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, đảm bảo tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; đảm bảo thực hiện theo tinh thần nghị quyết 02 của BCH trung ương Đồn khóa VIII về “Cơng tác cán bộ đồn trong thời
kỳ mới” nhưng tránh việc quá gò ép, cứng nhắc về cơ cấu mà không chú ý tiêu chuẩn.
+ Độ tuổi trong quy hoạch cán bộ đoàn cấp huyện là 20 -25 tuổi: 40-60%; 25-30 tuổi: 30-40%; trên 30 tuổi: 10-20%.
+ Cơ cấu nữ: khoảng 15-20% so với số lượng ủy viên BCH huyện đoàn. + Cơ cấu dân tộc: dựa trên tổng số ĐVTN là người dân tộc toàn huyện.
+ Cơ cấu cũ và mới: Mỗi nhiệm kỳ đổi mới 1/3 tổng số ủy viên BCH huyện đoàn.
Bước 4: Tổ chức hội nghị BTV huyện Đoàn; xin ý kiến biểu quyết quy hoạch; đề
xuất điều chỉnh nhân sự và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tổng hợp hồ sơ quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn chuyên trách cho từng giai đoạn nhất định.
Bước 5: Báo cáo và trình cấp ủy Đảng (cấp có thẩm quyền) xem xét phê duyệt quy
hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn.
Ngoài ra, hàng năm sau mỗi đợt đánh giá cán bộ, huyện Đồn có sự điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhằm đưa vào nguồn quy hoạch cán bộ những nhân tố mới, tích cực; đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ khơng cịn đủ tiêu chuẩn và điều kiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện.