Tập trung phát triển kinh tế – xã hội vùng có đồng bào theo đạo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 101 - 103)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

5. Tập trung phát triển kinh tế – xã hội vùng có đồng bào theo đạo

Thực tế ở Ninh Bình cho thấy, phần lớn đồng bào theo đạo Công giáo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ gia đình đông con và trẻ em bỏ học cao hơn rất nhiều so với đồng bào không theo đạo. Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội ở những địa phương có đông đồng bào theo đạo có ý nghĩa chính trị – xã hội rất lớn.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta đã phản ánh chính xác thực tế đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo bởi nhiều khi do những khó khăn về kinh tế, sự thấp kém về xã hội và dân trí thì vấn đề tôn giáo được nhận

thức và thực hiện một cách sai lệch. Nó còn là căn nguyên cho các biểu hiện cuồng tín, cực đoan mù quáng và tạo sơ hở để các thể lực chính trị phản động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng. Do đó phải lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn vùng đông giáo dân được thay đổi rõ rệt. Từ đó nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta, tham gia tích cực vào phong trào cách mạng ở cơ sở.

5.1. Tập trung phát triển kinh tế

Ninh Bình hiện nay vẫn là tỉnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó sản xuất lúa là chủ yếu. Trong khi đó, giống lúa để làm hàng hoá ít, khó tiêu thụ sản phẩm, làm cho thu nhập của người nông dân thấp, đời sống khó khăn. Thời gian tới cần tập trung chuyển dịch cơ cấu giống lúa, đưa giống lúa có năng suất cao, có giá trị kinh tế có thể làm hàng hoá vào sản xuất. Ở huyện Kim Sơn, cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc chuyển một số diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cói xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm phát triển thu nhập cho người lao động.

5.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

Tập trung cải tạo và nâng cấp hệ thống giáo thông nông thôn, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu của nhân dân, nhất là nhân dân vùng giáo, đồng thời phục vụ cho lưu thông, phát triển kinh tế. Xây dựng hệ thống điện lưới quốc gia đảm bảo cho 100% số dân được dùng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, xây dựng hệ thống nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, phát triển chợ nông thôn, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là ở các vùng núi thuộc huyện Nho Quan, Gia Viễn.

5.3. Phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội.

Tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Phấn đấu 100% số xã có trường học cao tầng, quan tâm đến bậc học Mầm non đủ tiêu chuẩn thu hút các cháu, không để cho nhà dòng, tổ chức tôn giáo được mở lớp, trường Mầm non, có

kế hoạch thu hút 80% học sinh tốt nghiệp trường THCS vào học THPT. Phấn đấu đến năm 2010, phổ cập trung học phổ thông. Nâng cao chất lượng dạy và học nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần bồi dưỡng nhân tài.

Củng cố thiết chế văn hoá hiện có (như nhà văn hoá, thư viện, bưu điện văn hoá xã). Tập trung xây dựng các sân vận động huyện, xã, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hoá thiếu nhi các huyện, thị xã nhằm thu hút các tầng lớp, các lứa tuổi đến tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Đặc biệt ở những xã có đông đồng bào theo đạo cần phải có kế hoạch xây dựng sân vận động, khu vui chơi giải trí ở xã, làm cho văn hoá xã hội chủ nghĩa có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dân. Phát huy hiệu quả các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư: phong trào xây dựng khu dân cư tiên tiến, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho người dân cần được chú trọng. Hội Chữ thập đỏ cho phép dòng tu lập chốt cấp cứu, tủ thuốc tình thương, các nữ tu tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân nhưng không được phép lợi dụng công việc từ thiện bác ái để tuyên truyền và kích động quần chúng, cho rằng Nhà nước không quan tâm đến người dân, gây ảnh hưởng xấu trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 101 - 103)