Giáo hội Công giáo Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 32 - 33)

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO.

3.Giáo hội Công giáo Việt Nam

Vào khoảng tháng 3 năm 1533 có người châu Âu tên là Inêxu vào truyền đạo ở vùng Xuân Thuỷ và Nam Châu thuộc tỉnh Nam Định. Nhưng đến 18/1/1534 đoàn thuyền đầu tiên của các linh mục dòng trên mới đến Đà Nẵng và bắt đầu công cuộc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam.

Trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, giáo hội Công giáo Việt Nam luôn bị lệ thuộc vào nước ngoài. Giáo sĩ Việt Nam luôn bị giáo sĩ nước ngoài chèn ép. Và lệ thuộc hoàn toàn vào Bộ truyền giáo (Bộ giao giảng tin mừng cho các dân tộc).

Mãi đến ngày 24/11/1960 Vatican mới thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Như vậy, sau 427 năm các giám mục Việt Nam mới có quyền cai trị giáo hội Công giáo Việt Nam. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào Vatican, cụ thể là Bộ truyền giáo.

Điều đáng lưu ý, quá trình truyền đạo Công giáo vào Việt Nam các giáo sĩ nước ngoài đều dựa vào đội quân xâm lược của ngoại bang. Trong suốt quá trình 2 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đạo Công giáo đã để lại một quá khứ không lấy gì làm tốt đẹp. Điều đó cũng làm cho đồng bào Công giáo có mặc cảm. Tạo thuận lợi cho thế lực thù địch lợi dụng.

Từ sau năm 1975, giáo hội Công giáo Việt Nam đã có sự chuyển hướng lớn. Đặc biệt từ sau năm 1980 Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập và vạch ra đường hướng mục vụ là “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.

Giáo hội Công giáo Việt Nam được chia thành 3 giáo tỉnh: giáo tỉnh Hà Nội, giáo tỉnh Huế, giáo tỉnh TP. Hồ Chí Minh. Đứng đầu giáo tỉnh là 3 Tổng giám mục.

Hiện nay, ở nước ta Giáo hội Công giáo chia thành 167 hạt và 25 giáo phận (giáo tỉnh Hà Nội có 10 giáo phận, giáo tỉnh Huế có 6 giáo phận, giáo tỉnh TP. Hồ Chí Minh có 9 giáo phận), xây dựng 2.027 giáo xứ ở 59 tỉnh, thành phố.

Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, đạo Công giáo đã có những thay đổi về giáo lý, giáo luật để thích nghi, hoà hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam. Hiện nay, Công giáo Việt Nam đã phát triển tới mức có tỷ lệ Công giáo tương đối cao ở khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Philippin.

Chương 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 32 - 33)