Tăng cường công tác vận động quần chúng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 95 - 96)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác vận động quần chúng

3.2. Tăng cường công tác vận động quần chúng

Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới xác định: “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, công tác đối với con người giáo dân”.

1, Muốn làm tốt công tác tôn giáo thì trước hết phải quan tâm đến nhu cầu đích thực và lợi ích thiết thân của họ. Nghĩa là phải tôn trọng và đảm bảo đời sống tâm linh tôn giáo của giáo dân, xoá bỏ những định kiến mặc cảm do lịch sử để lại. Mặt khác, phải tích cực đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo để mê hoặc quần chúng. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho giáo dân thấu hiểu chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, những quy định cụ thể về hoạt động tôn giáo của Nhà nước ta.

Để làm được điều đó, đòi hỏi cán bộ phải có quan điểm nhìn nhận quần chúng tín đồ các tôn giáo một cách đúng đắn, vững tin vào lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của họ, xoá bỏ mọi thành kiến và phân biệt đối xử, kiên trì giáo dục vận động quần chúng tham gia vào sự nghiệp đổi mới. Nêu cao tinh thần cảnh giác với âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ thù nhưng không vì thế mà thiếu tin tưởng hoặc nghi ngờ quần chúng có đạo, trái lại càng phải sâu sát giúp đỡ giáo dục quần chúng có đạo.

2, Tập hợp quần chúng tham gia các phong trào, các tổ chức và đoàn thể cách mạng vừa chặt chẽ, vừa rộng rãi.

- Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần có kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, khắc phục

tình trạng chỉ đạo chung, thiếu cụ thể, chỉ dừng lại ở nghị quyết, kế hoạch mà không đi vào thực tế.

Cần phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể quần chúng đối với công tác tôn giáo, củng cố về mặt tổ chức, tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Đa dạng hoá các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên nhằm thu hút cao nhất các đối tượng quần chúng, nhất là giáo dân tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể. Chú trọng đến việc xây dựng các nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, lấy đó làm chỗ dựa và lực lượng nòng cốt của công tác tôn giáo vận. Thông qua đó để tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào có đạo thực hiện tốt chính sách về tôn giáo. Hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể phải thiết thực, đa dạng và thích hợp với từng đối tượng.

Mặt trận Tổ quốc chú trọng tập hợp, vận động các giáo sỹ, các chức sắc tôn giáo thực hiện tốt nghĩa vụ công dân “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào xử lý, giải quyết những vấn đề bức xúc trong hoạt động tôn giáo mà có quần chúng giáo dân tham gia.

- Đặc biệt quan tâm công tác giáo dục vận động thanh niên, thiếu niên vận động lớp trẻ tham gia các phong trào lao động sản xuất, làm nghĩa vụ quân sự, học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật, thể dục, thể thao, văn nghệ.

Đi đôi với việc xây dựng và phát triển đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt cần sử dụng nhiều hình thức rộng rãi và phong phú, đa dạng để tập hợp thanh thiếu niên. Ngoài nội dung giáo dục như thanh niên nói chung, cần phải giúp cho thanh niên có đạo hiểu rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo; đường hướng hoạt động đúng đắn của giáo hội là tuân theo chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi đôi với dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò sức mạnh của thanh thiếu niên, tích cực giúp đỡ giáo hội hoạt động tôn giáo theo đường hướng đúng đắn và đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ thù.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 95 - 96)