III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH.
1. Kết quả đã đạt được
1.6. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo
nước về tôn giáo
Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, vì vậy Tỉnh uỷ đã chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của tỉnh, của các huyện, thị xã do đồng chí Phó Bí thư cấp uỷ làm trưởng ban chỉ đạo, đồng chí Trưởng ban Dân vận, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm phó ban, đồng chí thủ trưởng các ban ngành: Công an, Tuyên giáo, Tôn giáo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Tài nguyên – Môi trường, Văn hóa, Tư pháp là uỷ viên Ban Chỉ đạo. Các Ban Chỉ đạo ở các huyện, thị đã xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức giao ban định kỳ để chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến công tác tôn giáo.
Thực hiện Nghị định 26/2005/NĐ-CP, Thông tư 25/2004/TT-BNV của Bộ Nội vụ về kiện toàn tổ chức Bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc UBND các cấp, trong 2 năm (từ 2005 – 2006) , tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn
giáo của các cấp từng bước được củng cố, kiện toàn. Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh được xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế; đội ngũ cán bộ được tăng cường từ 5 biên chế năm 2004 đến nay đã tăng lên 10 người. Đã thành lập 2 phòng tôn giáo thuộc UBND các huyện Kim Sơn và Nho Quan, đó là Phòng Tôn giáo huyện Kim Sơn và phòng Tôn giáo và Dân tộc huyện Nho Quan. Ở các huyện, thị có cán bộ làm công tác tôn giáo nằm trong Văn phòng HĐND và UBND. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo được quan tâm, cán bộ làm công tác tôn giáo ở tỉnh, huyễn, xã, phường, thị trấn đều được đi dự các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về tôn giáo ở địa phương.
Những kết quả đạt được của công tác quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa quan trọng, khẳng định chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đi vào đời sống xã hội, đời sống tôn giáo của tín đồ, chức sắc. Đặc biệt từ khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và Nghị định 26/2005/NĐ-CP của Chính phủ, công tác quản lý Nhà nước đã chủ động tạo được môi trường pháp lý thông thoáng và tuân thủ pháp luật. Xây dựng được niềm tin của chức sắc, tín đồ đạo Công giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo.