Về tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 37 - 42)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH 1 Khái quát về đặc điểm, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên

1.2 Về tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Ở tỉnh Ninh Bình có 2 tôn giáo chính là đạo Công giáo và Phật giáo, với tổng số 193.784 tín đồ, chiếm 21,16% dân số của tỉnh và chiếm 1,34 % tín đồ Phật giáo và Công giáo của cả nước. Trong đó đạo Công giáo có 146.098 tín đồ, chiếm 16,1% dân số; đạo Phật có 47.686 tín đồ, chiếm 5,06% dân số của toàn tỉnh. Đạo Công giáo ở tỉnh Ninh Bình có số lượng tín đồ rất lớn và nhiều gấp 3 lần số lượng tín đồ của đạo Phật. Do đó, đòi hỏi tỉnh Ninh Bình phải có sự quan tâm đặc biệt đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh. Các tôn giáo khác ở Ninh Bình không đáng kể, một số tôn giáo khác như: Hồi giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Đạo Cao Đài… chưa thấy xuất hiện, chỉ có 11 hộ gia đình theo đạo Tin Lành.

Về Phật giáo: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 273 chùa (trong đó có 150 chùa có sư trụ trì, 123 chùa chưa có sư trụ trì), có 237 tăng ni trong đó có 2 Hoà thượng, 2 Ni trưởng và 3 Ni sư. Trong những năm qua, số lượng tín đồ Phật tử có

đồ Phật tử, trong những năm qua số lượng người đi lễ chùa ngày một tăng, tập trung vào các ngày lễ, tết, ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Số lượng người đến chùa rất đa dạng, có cả học sinh, thanh niêm (đây là điều khác so với trước đây, chỉ có những người trung niên, cao tuổi đi lễ chùa).

Từ năm 2002 đến nay, giáo hội Phật giáo tỉnh nhìn chung ổn định và hoạt động tích cực hơn về công tác Phật sự. Hàng năm Ban đại diện Phật giáo các huyện, Ban trị sự Phật giáo tỉnh đều tiến hành đánh giá việc thực hiện chương trình công tác Phật sự và thống nhất chương trình công tác Phật sự năm tới. Sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, cũng như việc tu bổ, sửa chữa cơ sở thờ tự trang nghiêm tiếp tục được quan tâm, nhiều chùa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tạo sự phấn khởi của tăng ni, tín đồ Phật tử.

Nhìn chung, đạo Phật ở Ninh Bình tương đối thuần tuý, đại bộ phận tăng ni, Phật tử đều phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc, trong tư tưởng, đặc điểm, tâm lý, lối sống của dân tộc ta. Tích cực tham gia thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các tăng ni, tín đồ phật tử hành đạo theo đường hướng tiến bộ “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”.

Về Đạo Công giáo: Đạo Công giáo được truyền vào Ninh Bình từ rất sớm, theo cuốn “Lịch sử đàng ngoài” thì ngày 19/3/1627 linh mục Anlexcandre Derohdes (giáo dân thường gọi là Đức cha Dắc Lộ) cùng giáo sĩ Pierre Margue đến cửa Ba Làng (Hậu Lộc – Thanh Hoá) lập cửa thánh Juise. Sau đó, trên đường đi thuyền ra Thăng Long, ngày 3/4/1627 đến cửa biển Thần Phù, gần mom núi Yên Duyên, Hảo Nho (thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô tiếp giáp với xã Lai Thành, huyện Kim Sơn ngày nay), tiến hành truyền đạo, đánh dấu quá trình truyền đạo và phát triển đạo ở Ninh Bình. Trong quá trình truyền đạo, đạo Công giáo đã bị thực dân Pháp lợi dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đặc biệt sau khi có thông điệp “Chúa cứu thế” năm 1937 của Giáo hoàng Pio XI về chủ nghĩa vô thần thì trong nội bộ người Công giáo “Một não trạng chống cộng” trong

giới tu sỹ, linh mục ngày càng thể hiện một cách quyết liệt. Ngày 29/10/1945 tại Đại hội Liên đoàn Công giáo Việt Nam được tổ chức tại Phát Diệm, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đã có ý đòi giải tán “Hội Công giáo cứu quốc”. Hàng loạt truyền đơn, tài liệu nguỵ tạo với những tờ báo như “Hồn Công giáo”, “Tiếng kêu” được chuyển về các vùng một cách lén lút với số lượng lớn, làm cho tinh thần chống cộng trong đồng bào Công giáo càng quyết liệt….

Tại Phát Diệm, giám mục Lê Hữu Từ đã cấu kết với thực dân Pháp và các thế lực thù địch đội lốt tôn giáo, thành lập ra khu “Công giáo Phát Diệm tự trị”, dựng nên các Đảng phái phản động… Năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, bọn phản động đội lốt tôn giáo ở Phát Diệm tuyên truyền, kích động, lôi kéo, cưỡng bức giáo dân di cư vào Nam với chiêu bài “Chúa đã vào Nam, các con hãy theo Chúa”, chỉ trong một thời gian gắn tại Ninh Bình đã có hàng vạn người bỏ nhà không, vườn chống di cư vào các tỉnh phía Nam sinh sống.

Thời gian từ năm 1954 đến 1980 là thời gian “tạm lắng” của đạo Công giáo ở giáo phận Phát Diệm. Từ năm 1980, sau Đại hội toàn thể giám mục ở Hà Nội đã thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam, ra Thư chung mục vụ 1980, đã mở đường hướng hoạt động của đạo Công giáo trong thời kỳ mới. Giáo phận Phát Diệm có vị trí và uy tín lớn đối với giáo hội trong và ngoài nước, do đó luôn được các cá nhân tôn giáo trong và ngoài nước quan tâm, chú ý. Toà thánh Vatican đã từng đánh giá địa phận Phát Diệm là “Địa linh nhân kiệt”, là “Thủ đô công giáo ở Việt Nam”. Trong chuyến thăm toà Giám mục Phát Diệm, Hồng y Estregray đã đánh giá “Phát Diệm là Vatican của Việt Nam”.

Giáo phận Phát Diệm được thành lập ngày 19/4/1901 dưới thời Đức Giáo hoàng Leô thứ XIII, lúc đầu gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình và Sầm Nưa – Lào. Với diện tích 12000km2. Gồm 30 linh mục thừa sai, 50 linh mục bản quốc và 8 vạn giáo dân do Giám mục Macu Thành người Pháp coi sóc. Năm 1932 Sầm Nưa và Thanh Hoá được tách ra, giáo phận Phát Diệm còn lại 38 xứ, 9 linh mục thừa sai, 93 linh mục bản quốc do giám mục

Nguyễn Bá Tòng coi sóc. Hiện nay, giáo phận Phát Diệm có 69 xứ, là một giáo phận khá lớn trong 25 giáo phận của nước ta.

Giáo phận Phát Diệm là nơi đã sinh ra đội ngũ đông đảo các chức sắc của đạo Công giáo, hiện có hàng trăm giáo sỹ, giám mục, linh mục là người gốc Ninh Bình đang sinh sống và hoạt động ở các tỉnh trong nước và ở nước ngoài, trong đó có những người đang nắm giữ một số vị trí quan trọng của giáo hội.

Từ những đặc điểm của đạo Công giáo ở tỉnh Ninh Bình nêu trên cho thấy mối quan hệ giữa giáo hội Công giáo ở Ninh Bình với các địa phận trong cả nước, với toà Thánh Vatican và các tổ chức tôn giáo ngoài nước rất chặt chẽ. Trong thời gian qua, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, địa phận Phát Diệm thu hút một lượng khách du lịch rất lớn cả trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, tiếp xúc gặp gỡ, trao đổi phỏng vấn giáo dân, các chức sắc tôn giáo.

Nhà thờ đá Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Nhìn chung mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình diễn ra bình thường, tuân thủ pháp luật. Những năm gần đây thực hiện Nghị quyết 25/NQ- TW, Quyết định số 125/QĐ-TTg, nhất là từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính Phủ sinh hoạt tôn giáo và đời sống tôn giáo của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành tiếp tục được ổn định và có bước chuyển biến quan trọng. Sự đồng thuận giữa các tôn giáo và chính quyền được thể hiện rõ hơn, các thủ tục giải quyết nhu cầu sinh hoạt tôn giáo được thuận tiện, thông thoáng, nhanh chóng hơn; những thủ tục hành chính rườm rà trước đây được tháo gỡ. Các sinh hoạt tôn giáo của tín đồ theo giáo lý, giáo luật của các tôn giáo diễn ra bình thường tại cơ sở thờ tự; những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức trang nghiêm, trọng thể với quy mô lớn, thu hút đông số lượng tín đồ tham gia,

nhưng đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đã củng cố niềm tin của tín đồ chức sắc tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w