Tập trung củng cố, đào tạo đội ngũ giáo sỹ và phát triển các dòng tu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 44 - 46)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH 1 Khái quát về đặc điểm, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên

2.1.Tập trung củng cố, đào tạo đội ngũ giáo sỹ và phát triển các dòng tu

2. Tình hình hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Ninh Bình

2.1.Tập trung củng cố, đào tạo đội ngũ giáo sỹ và phát triển các dòng tu

2.1.1 Đối với hoạt động củng cố, đào tạo đội ngũ giáo sỹ

Theo giáo luật thì hàng ngũ giáo sỹ thay mặt Chúa ba ngôi cai trị tín đồ dưới trần gian nên họ có cuộc sống “thánh thiện”, có quyền quyết định phần hồn của giáo dân. Họ vừa là những “ông thánh” vừa là người tri thức, được tín đồ rất sùng kính nghe theo và bảo vệ, coi là “lãnh tụ tinh thần”. Do vậy giáo phận Phát Diệm tập trung chỉ đạo việc tăng cường, củng cố đội ngũ giáo sỹ, xây dựng đội ngũ giáo sỹ vâng phục, trung thành, thích nghi với điều kiện hiện tại, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của giáo hội.

Trước năm 1954 ở Ninh Bình có Đại chủng viện và một hệ thống trường để đào tạo linh mục, chức sắc, giáo lý viên công giáo các dòng tu với quy mô lớn và khá hoàn chỉnh vì vậy ở Ninh Bình có đội ngũ linh mục, chức việc đạo Công giáo rất đông đảo.

Hiện nay, Toà giám mục Phát Diệm luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo sỹ theo hướng trẻ hoá, tri thức hoá. Đưa các linh mục trẻ xuống các xứ, từng bước thu hẹp địa bàn hoạt động của các linh mục già yếu và số linh mục mà Toà giám mục cho là “biết nghe sự chỉ đạo của chính quyền” để từng bước cô lập họ. Trong năm 2006 giáo hội Công giáo tỉnh Ninh Bình tăng cường củng cố

tổ chức nhân sự Ban chấp hành các giáo xứ, giáo họ; tiến hành phân công và thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của 28 linh mục với chủ trương đưa các linh mục “tích cực” về phụ trách các giáo xứ mà giáo hội cho rằng chính quyền địa phương chưa có thiện chí với đạo Công giáo. Tổ chức tĩnh tâm theo định kỳ cho các linh mục để chấn chỉnh, uốn nắn hoạt động của từng linh mục. Vào các đợt tĩnh tâm, Toà giám mục thường mời các giám mục ở các địa phận khác (chủ yếu ở Miền Nam) để bồi dưỡng, kèm cặp thêm đồng thời nâng cao kiến thức và kinh nghiệm hoạt động.

Toà giám mục Phát Diệm thực hiện chủ trương giao cho các linh mục phụ trách các xứ tuyển chọn kèm cặp, giới thiệu các thanh niên giáo dân có trình độ học vấn để đưa vào các lớp dự tu do Toà giám mục tổ chức, sau đó lựa chọn mỗi khoá từ 8 - 10 ứng sinh xuất sắc đưa vào các tỉnh phía Nam học giáo lý, kinh bổn, ngoại ngữ, tin học để tuyển chọn ứng sinh đi học tại Đại chủng viện.

Hiện nay, ở Ninh Bình có 5 linh mục đi học nước ngoài, 34 chủng sinh học Đại chủng viện, 3 tu sĩ lớn tuổi theo học các lớp thần học ngắn hạn. Đặc biệt từ năm 2002 trở lại đây, giáo hội Phát Diệm thực hiện việc thống kê các sinh viên của các trường đại học, cao đẳng là người gốc giáo để tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí trong học tập, mua nhà làm trụ sở tại Hà Nội để tạo điều kiện cho các sinh viên có khó khăn về chỗ ở đến sinh sống với mục tiêu tăng cường lực lượng tri thức tôn giáo, khuyến khích các ứng sinh trước khi vào Đại chủng viện đã có một bằng đại học, cao đẳng nằm trong hệ thống đào tạo công lập, dân lập của Nhà nước.

Ngoài việc tăng cường tuyển chọn, tạo điều kiện cho các ứng sinh đi học tại các Đại chủng viện, Toà giám mục còn chú trọng đến việc đào tạo tại Toà giám mục. Trong các năm trước đây (từ 1985 – 1992) Toà giám mục đã kèm cặp, bồi dưỡng và phong chức cho 13 linh mục đào tạo tại Toà giám mục (phong chức trái phép không tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước) do đó không được chính quyền địa phương chấp thuận để làm mục vụ. Để tháo gỡ vấn đề này, chính quyền các cấp đã hướng dẫn, tạo điều kiện để Toà giám mục Phát Diệm cử 13 trường hợp này đi đào tạo ngắn hạn tại Đại chủng viện, sau đó đã cho phép 13 linh

mục này được làm mục vụ. Hiện nay số linh mục được đào tạo tại Toà giám mục chủ yếu là những người cao tuổi, trước khi phong linh mục Toà giám mục đã đề nghị các cấp chính quyền cho đi học tại Đại chủng viện.

2.1.1 Về hoạt động của các dòng tu

Trong đạo Công giáo, dòng tu theo giáo luật là những cộng đồng tín hữu bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến trọn đời cho việc đạo để góp phần xây dựng giáo hội và cứu rỗi cho nhân loại. Khi chấp nhận cuộc sống hiến tu trong cac dòng tu, các tín hữu phải tuyên hứa giữ trọn những lời khấn: thanh khiết, thanh bần, vâng phục, huynh đệ.

Hiện nay ở Ninh Bình có 2 dòng tu là:

- Hội dòng Mến Thánh giá Phát Diệm với 3 cơ sở dòng ở Lưu Phương, Hướng Đạo, Cách Tâm; có 50 nữ tu đăng ký hộ khẩu thường trú và 137 đăng ký hộ khẩu tạm trú.

- Dòng Xitô Châu Sơn (Đan viện Châu Sơn) có 5 linh mục (không tính 2 linh mục do Giáo hội truyền chức khi chưa được sự chấp thuận của chính quyền), 3 tu sĩ và 12 tu sinh đang tạm trú để tập tu.

Trong những năm qua giáo hội Công giáo Ninh Bình tập trung củng cố cơ sở vật chất của dòng tu, tuyển chọn với số lượng lớn những người trẻ tuổi vào dòng tu, duy trì nhiều hình thức tu cả hợp pháp và bất hợp pháp; phát triển “Tu đời” để mở rộng các dòng tu và tăng số lượng tu sỹ. Số lượng người vào các dòng tu ngày một tăng, một số được chính quyền cho phép, một số không làm thủ tục xin phép, đăng ký vào tu. Một số trường hợp xin phép tạm vắng ở địa phương với lý do đi làm ăn xa nhưng thực tế vào các tu viện dòng tu ở các tỉnh phía Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 44 - 46)