Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 84 - 85)

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH.

3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một là: Phải quán triệt, chấp hành một cách toàn diện, chính xác chính sách

tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước, bảo đảm thực hiện một cách ổn định, liên tục của chính sách này ở địa phương.

Bất cứ cơ quan, đoàn thể, cá nhân nào cũng không được dùng biện pháp hành chính để “cưỡng chế” công dân theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không được kỳ thị công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo.

Hai là: Thực hiện tốt việc đoàn kết lương giáo, làm cho quảng đại quần

chúng có đạo, không có đạo đoàn kết thành một khối, dốc sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ba là: Tiến hành quản lý các hoạt động tôn giáo theo pháp luật. Mục đích

căn bản là bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động tôn giáo chính đáng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ. Đồng thời có tác dụng thiết thực để phòng ngừa, ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng tôn giáo để gây rối loạn xã hội, vi phạm pháp luật; đề phòng ngăn chặn thế lực thù địch nước

ngoài lợi dụng tôn giáo để thực hiện “diễn biến hoà bình”, kích động, xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo.

Quản lý các hoạt động tôn giáo theo pháp luật không được hiểu là can thiệp vào những hoạt động chính đáng, bình thường của nội bộ các tôn giáo và cũng không phải là thu hẹp chính sách tôn giáo. Xử lý các vấn đề tôn giáo phải kiên trì nguyên tắc bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân.

Bốn là: Giải quyết các vấn đề tôn giáo không được chủ quan, giản đơn,

nóng vội mà phải nắm chắc diễn biến tình hình từ đó có phương pháp mền dẻo, nhưng cương quyết, bảo đảm đúng các quy định của Nhà nước.

Năm là: Coi trọng công tác vận động quần chúng, chú trọng việc xây dựng cơ

sở chính trị vùng giáo và lực lượng cán bộ cốt cán ở các địa phương có đông giáo dân.

Sáu là: Tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của nhân dân, đặc biệt là các xã có tỷ lệ giáo dân cao. Tạo niềm tin, phấn khởi tin tưởng vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tin tưởng vào chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, từ đó tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Bẩy là: Củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo ở các cấp,

các ngành. Xây dựng và thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bảo đảm chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong giải quyết vấn đề tôn giáo để phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác.

Tám là: Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh

vực của đời sống xã hội, do đó phải quán triệt và thực hiện tốt quan điểm công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 84 - 85)