Giáo hội Công giáo ở Ninh Bình tập trung tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự; đòi lại đất đai, tài sản của Công giáo trước đây đã

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 53 - 55)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH 1 Khái quát về đặc điểm, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên

2. Tình hình hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Ninh Bình

2.4. Giáo hội Công giáo ở Ninh Bình tập trung tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự; đòi lại đất đai, tài sản của Công giáo trước đây đã

xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự; đòi lại đất đai, tài sản của Công giáo trước đây đã hiến, nhượng cho Nhà nước, cho tập thể.

Giáo hội Công giáo ở Ninh Bình thường xuyên tranh thủ được sự tài trợ (tiền, hàng) của các cá nhân, tổ chức nước ngoài nên đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng. Hầu hết các cơ sở thờ tự được sữa chữa, cơi nới, hoặc làm lại khang trang. Có nhiều công trình xây dựng mới phát triển dùng làm cơ sở thờ tự, hoặc sử dụng vào các hoạt động từ thiện xã hội.

Các hoạt động này diễn ra hết sức phức tạp và có nhiều biểu hiện lấn lướt chính quyền của các tổ chức giáo hội cơ sở ở địa phận Phát Diệm. Biểu hiện rõ nhất là ở chỗ, giáo hội làm đơn xin phép chính quyền để được xây dựng, sửa chữa nhà thờ, nhà nguyện nhưng không làm đúng thủ tục (như không có bản thiết kế dự toán). Nếu nơi nào được chính quyền cho phép thì giáo hội xin nhỏ làm to, xin ít làm nhiều. Nơi nào chính quyền không cho phép, giáo hội huy động giáo dân bí mật xây dựng, khi có sự can thiệp của chính quyền giáo hội đỗ lỗi cho giáo dân và đưa giáo dân ra đối trọng, đặt chính quyền vào tình huống đã rồi buộc phải giải quyết hoặc thừa nhận. Tình trạng này diễn ra khá nhiều trong các xứ, họ đạo điển hình như xứ Cồn Thoi (Kim Sơn) xây dựng lớn gấp đôi so với giấy phép, xây dựng nhà của Toà giám mục không xin phép chính quyền…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ở một số giáo xứ, giáo họ đang diễn ra tình trạng một số các hộ giáo dân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các gia đình có diện tích liền kề với diện tích của nhà thờ xứ, họ. Sau đó làm thủ tục hiến, tặng cho cơ sở tôn giáo để mở rộng khuôn viên. Trường hợp không được chính quyền chấp thuận theo quy định của Luật Đất đai, các hộ giáo dân này dỡ bỏ công trình, tiến hành xây tường bao các mặt tiếp giáp với các hộ dân cư khác, hoặc tiếp giáp với đất công cộng, còn phần tiếp giáp với nhà thờ giáo xứ, giáo họ không xây, từ đó “đương nhiên” khuôn viên nhà thờ giáo xứ, giáo họ được mở rộng

Bên cạnh việc xây sửa nơi thờ tự, Toà giám mục còn chỉ đạo các xứ họ đạo tích cực đòi lại đất đai, cơ sở vật chất trước đây của giáo hội nay thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Nhà nước, của tập thể. Việc đòi lại đất đai, cơ sở vật chất của giáo hội ở một số nơi diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương. Có nơi Ban chấp hành xứ, họ viết đơn lấy chữ ký của hàng trăm giáo dân để gây sức ép với chính quyền cơ sở. Trong đó có một số vụ việc trở nên phức tạp như ở giáo xứ Trì Chính (huyện Kim Sơn), giáo xứ Yên Liêu, Quảng Nạp, họ giáo Kim Bảng A (huyện Yên Mô). Đặc biệt vụ việc Toà giám mục Phát Diệm đòi lại đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc trước đây của giáo hội hiện Trung tâm y tế huyện Kim Sơn đang quản lý, sử dụng là một trong những vụ việc điển hình trong các vụ việc đất đai có nguồn gốc tôn giáo ở Ninh Bình. Trung tâm y tế huyện Kim Sơn hiện đang sử dụng 30.495 m2 đất, trong đó có một phần trước đây là khu nhà thương Bà Sơ của Toà giám mục Phát Diệm, xây dựng năm 1925. Từ tháng 3 năm 2003 Toà giám mục Phát Diệm liên tục có văn bản đề nghị xin lại 8.000m2 đất và các ngôi nhà khu nhà thương Bà Sơ cũ. Nhưng không được chấp thuận. Từ tháng 4/2004 Toà giám mục có đơn xin lại 4000m2 đất và ngôi nhà 2 tầng, ngôi nhà nguyện (trước đây của giáo hội) nằm trên khuôn viên đất của Trung tâm y tế huyện Kim Sơn. UBND tỉnh Ninh Bình không đồng ý với đề nghị trên của Toà giám mục Phát Diệm. Ngày 30/4/2005, Toà giám mục đã dùng giáo dân và chức sắc tôn giáo với số lượng đông, vào thời điểm nhạy cảm đến khu đất nêu trên để thi công, nhằm gây áp lực với chính quyền. Trung tâm y tế

huyện phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình giải thích, vận động đề nghị giáo dân dừng công việc nhưng không được họ chấp thuận. Sự việc trên diễn biến hết sức phức tạp, nếu không được xem xét giải quyết thấu tình, đạt lý rất dễ xảy ra “điểm nóng” về tôn giáo.

Ngoài ra, giáo hội Công giáo còn hết sức quan tâm mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tôn giáo: như 100% số xứ có Video, có đàn Oocgan; một số xứ có đàn Pianô, 20 hội kèn có 485 chiếu kèn, 14 hội trống có 425 quả trống…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 53 - 55)