Củng cố hệ thống giáo hội cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 46 - 49)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH 1 Khái quát về đặc điểm, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên

2.2.Củng cố hệ thống giáo hội cơ sở

2. Tình hình hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Ninh Bình

2.2.Củng cố hệ thống giáo hội cơ sở

Giáo xứ là đơn vị cuối cùng có tư cách pháp nhân của giáo hội. Trong mỗi giáo xứ còn được chia thành những đơn vị nhỏ như họ đạo (giáo họ), các khu, các giáp. Ở Ninh Bình trong các họ đạo còn có các Dâu theo khu vực dân cư. Mỗi xứ có linh mục đứng đầu, tuy nhiên ở Ninh Bình do thiếu linh mục nên 1 linh mục có

thể cai quản từ 1 - 2 xứ; chính vì thế mà chánh trương, trùm trưởng có vai trò rất lớn trong đời sống sinh hoạt của giáo dân.

Từ năm 1992, Toà giám mục Phát Diệm đã tập trung xây dựng, củng cố tổ chức giáo hội cơ sở, chỉ đạo từng bước phát triển tổ chức giáo hội cơ sở đến tận các cụm dân cư, khôi phục lại các tổ chức Dâu. Các Dâu đều thiết lập Ban trùm dâu gồm có 1 trùm trưởng, 1 trùm phó và 1 phó trùm kiêm thủ quỹ. Thông thường ở đâu không có nhà nguyện riêng, mọi hoạt động sinh hoạt tôn giáo đều tập trung ở nhà thờ họ, nhà thờ xứ. Nhưng ở một số nơi, các Dâu bắt đầu hình thành nhà nguyện riêng. Việc thiết lập lại tổ chức dâu, giáo hội đã quản lý giáo dân sâu sát hơn; linh mục xứ và Ban chấp hành xứ họ đều nắm bắt rất kịp thời và có hướng giải quyết phù hợp.

Cùng với việc khôi phục lại tổ chức dâu, những người đứng đầu tổ chức giáo hội cơ sở tìm cách nâng dâu lên thành họ đạo hoặc chia tách một họ thành nhiều họ, một xứ thành nhiều xứ. Nơi nào chính quyền không cho phép tách xứ, họ đạo thì giáo hội sẽ tự ý tách xứ, họ đạo dần dần chính quyền mặc nhiên phải công nhận. Hiện nay ở Ninh Bình có 69 giáo xứ, 356 giáo họ với 149.994 giáo dân (trong đó có một giáo xứ Khoan Dụ với 11 giáo họ, 3.896 giáo dân thuộc huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình). Cụ thể ở các huyện, thị xã, thành phố như sau:

Huyện, thị Số xứ Số họ Dân số Tỷ lệ % Kim Sơn 29 152 78.172 45.4 Nho Quan 9 46 24.238 14.8 Yên Mô 8 41 7.611 6.5 Yên Khánh 10 49 12.004 10 TP. Ninh Bình 1 5 1.873 1.8 Hoa Lư 4 16 4.678 6 Gia Viễn 7 26 15.973 92.2

Cộng 68 343 146.098 16.1

Tỉnh Hoà Bình 1 12 3.896

Toàn Giáo phân 69 355 149.994 16.1

Các xứ đạo, họ đạo đạo Công giáo tỉnh Ninh Bình năm 2006

Qua bảng số liệu ta thấy, các giáo xứ, giáo họ và tín đồ theo đạo Công giáo phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Kim Sơn là huyện có số xứ, số họ và tín đồ đạo Công giáo nhiều nhất tỉnh chiếm 53,5% tín đồ theo đạo Công giáo của toàn tỉnh. Nhưng huyện Gia Viễn lại có tỷ lệ giáo dân cao nhất tỉnh chiếm 92,2% dân số của toàn huyện. Thị xã Tam Điệp có số lượng tín đồ không đáng kể, không có giáo xứ và chỉ có 6 họ giáo. Sự phân bố như trên đòi hỏi tỉnh Ninh Bình phải xây dựng chính sách tôn giáo nói chung và chính sách đối với đạo Công giáo nói riêng sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của đạo Công giáo trên từng địa phương.

Trong những năm gần đây, Toà giám mục Phát Diệm đẩy mạnh việc trẻ hoá đội ngũ thành viên trong tổ chức giáo hội cơ sở. Trước đây chánh trương, trùm trưởng thường từ 50 tuổi trở lên, xuất thân từ gia đình đạo gốc, có kinh nghiệm sống, có uy tín với giáo dân; thì nay họ được xem là già cả, kém năng động. Toà giám mục Phát Diệm tìm cách đưa số giáo dân trẻ, có tiềm lực kinh tế, có khả năng đối thoại để giải quyết những công việc có lợi cho giáo hội và các Ban chấp hành xứ, họ đạo. Toà giám mục Phát Diệm tìm cách tranh thủ những người có kinh nghiệm hoạt động chính trị, xã hội, có quan hệ tốt với chính quyền cơ sở, cán bộ cơ sở từ trưởng thôn, trưởng xóm, là cán bộ xã, thương binh, bộ đội về hưu… đưa vào Ban chấp hành xứ, họ. Mặt khác, họ còn tích cực đưa những người có quan hệ thân tín với giáo hội hoặc đối tượng chính trị trước đây vào tổ chức giáo hội cơ sở. Tình trạng Ban chấp hành xứ, họ đạo không được cấp chính quyền công nhận nhưng vẫn hoạt động đang diễn ra ở một số nơi.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức giáo hội cơ sở, hàng năm vào mùa Chay Toà giám mục Phát Diệm tổ chức cho Ban chấp hành xứ,

họ đạo và trưởng các hội đoàn tổ chức tĩnh tâm theo cụm hoặc theo vùng để kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới. Để đề cao các chức vị đạo trong cộng đồng giáo dân, nhiều xứ, họ đạo ở Ninh Bình tổ chức khao, vọng khi được bầu vào Ban chấp hành xứ, họ đạo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 46 - 49)