Hoàn thiện thể chế và tổ chức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 87 - 90)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

1. Hoàn thiện thể chế và tổ chức

1.1. Về thể chế

Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện công tác quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính với chính sách đối ngoại rộng mở thì việc đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong quản lý Nhà nước nói riêng là một nhu cầu tất yếu khách quan. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và Nghị định 26/2005/NĐ-CP hiện đang là văn bản pháp lý mới nhất quản lý hoạt động tôn giáo. Những văn bản này bước đầu đã tạo ra được hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động quản lý và hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên có những vấn đề chưa được quy định rõ ràng hoặc có những vấn đề tôn giáo mới nảy sinh chưa được quy định trong các văn bản này, gây khó khăn cho hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo

Vì vậy, trong thời gian tới Ban Tôn giáo Chính phủ cần ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Nghị định 26/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó phải quy định cụ thể các vấn đề chưa được làm rõ trong Nghị định như: việc bầu, công nhận Ban chấp hành giáo xứ, giáo họ; Việc thành lập giáo họ của đạo Công giáo; Việc phong chức cho những người chưa qua đào tạo tập trung tại các trường tôn giáo; Việc quản lý nhân hộ khẩu của chức sắc, nhà tu hành khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo; Việc chuyển nhượng, hiến đất, cơ sở vật chất của cá nhân cho cơ sở tôn giáo… để việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tôn giáo ở địa phương được thuận lợi, thống nhất trong cả nước tránh tình trạng mỗi địa phương hiểu và làm theo một cách thức khác nhau, dễ tạo sơ hở.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải thể hiện nguyên tắc Nhà nước tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ thuần tuý của các tôn giáo.

1.2. Tăng cường sự phối, kết hợp giữa các cơ quan trong quản lý Nhànước về tôn giáo nước về tôn giáo

Hiện tại ở Ninh Bình có 4 cơ quan cùng tham gia công tác đối với đạo Công giáo, gồm: Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh, Sở Công an và Mặt trận Tổ quốc. Ngoài ra trong những hoạt động cụ thể, công tác đối với đạo Công giáo còn liên quan đến nhiều ngành chuyên môn khác như: Văn hoá - Thông tin, Tài nguyên và Môi trường… Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong quản lý Nhà nước về đạo Công giáo cần phải tăng cường hơn nữa sự phối, kết hợp giữa các cơ quan trên. Khi giải quyết một vấn đề nảy sinh cần tiến hành đồng bộ cả 3 biện pháp: hành chính - quản lý - giáo dục và thống nhất cả 3 chủ trương của cả 3 bộ phận: lãnh đạo - quản lý - dân vận. Với sự thống nhất giữa 3 cơ quan này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tôn giáo, tránh trường hợp Ban tôn giáo và Dân tộc đang xem xét đơn nhập dòng thì Công an đã cho nhập khẩu. Cũng như việc quản lý về công trình tôn giáo đang xây dựng. Cần phải có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ban Tôn giáo và Dân tộc với Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên - Môi trường để nắm rõ công trình nào xây dựng đúng quy định, công trình nào xây

dựng không theo quy định (như xây dựng to hơn so với bản thiết kế, lấn chiếm đất đai để xây dựng công trình…) để từ đó có những xử lý đúng đắn, kịp thời. Tránh tình trạng, công trình xây dựng xong rồi mới phát hiện ra những sai phạm, các cơ quan Nhà nước đành phải chấp nhận.

Duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo của tỉnh, của các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng quy chế phối hợp trong giải quyết vấn đề tôn giáo, phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị để nâng cao hiệu quả trong công tác.

Trong nội bộ các ban ngành cần có nhận thức chung để thống nhất chỉ đạo, cần tránh những khuynh hướng việc gì cũng nâng cao, cảnh giác về mặt địch lợi dụng tôn giáo, hoặc chỉ nhấn mạnh tiến bộ của tôn giáo, từ đó buông lỏng quản lý nhất là các hoạt động văn hoá, từ thiện xã hội của đạo Công giáo.

1.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về tôn giáo

Hiện nay ở Ninh Bình chưa hình thành một hệ thống tổ chức thống nhất làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở. Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về tôn giáo còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Công tác kiêm nhiệm còn phổ biến ở các cấp quản lý ở các địa phương trong tỉnh. Điều này không phù hợp với việc “tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài” và là “vấn đề nhạy cảm và dễ bị lợi dụng” như nhận định chung của Đảng và Nhà nước ta. Do đó giải quyết vấn đề tôn giáo ở Ninh Bình còn có việc, có lúc bất cập, thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, không kịp thời.

Do đó phải lựa chọn những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm về công tác tôn giáo để điều động, bổ xung kịp thời, đủ số lượng cần thiết cho Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh để làm tốt chức năng nắm bắt diễn biến tình hình tôn giáo trên địa bàn, tham mưu kịp thời cho cấp uỷ, UBND tỉnh giải quyết có hiệu quả các công việc về công tác tôn giáo.

Đối với các huyện, thị tuỳ theo đặc điểm, tình hình kinh tế – xã hội có thể bố

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 87 - 90)