Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 90 - 93)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo

dân theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ rất lớn (92%) cần phải thành lập phòng tôn giáo thuộc UBND huyện, trong đó bố trí từ 2 - 3 cán bộ công chức có trình độ hiểu biết cao về tôn giáo, đặc biệt là đạo Công giáo.

Đối với các xã, phường, thị trấn do chưa có cán bộ làm công tác tôn giáo (có xã giao cho Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, có xã giao cho Phó Chủ tịch UBND xã, có xã giao cho cán bộ Văn hóa thông tin kiêm nhiệm) do đó hoạt động không hiệu quả. UBND tỉnh Ninh Bình cần quan tâm đến việc kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở hơn nữa. Đối với những xã có tỷ lệ tín đồ theo đạo từ 30% trở lên cần bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo, được hưởng chế độ như một công chức cấp xã và nhất thiết phải qua một lớp đào tạo cơ bản về quản lý Nhà nước về tôn giáo. Thống nhất giao trách nhiệm cho đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã trực tiếp theo dõi công tác tôn giáo.

2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm côngtác tôn giáo tác tôn giáo

Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo ở Ninh Bình vừa thiếu, vừa yếu đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở. Thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Vì vậy, trong thời gian tới, UBND tỉnh Ninh Bình cần phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đối với đội ngũ làm công tác tôn giáo. Bổ xung thêm từ 2 - 3 biên chế cho Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh, bổ xung cho Phòng Tôn giáo Kim Sơn 2 biên chế. Ở các huyện thị còn lại bố trí từ 1 - 2 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện. Bên cạnh đó cần quan tâm thoả đáng đến việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ làm công tác tôn giáo ở các cơ quan ban ngành, nhất là ở cấp xã.

2.1. Về việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và công chức nhà nước trongcông tác tôn giáo công tác tôn giáo

Việc xây dựng cán bộ công chức nhà nước làm công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo cần phải có những tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, cần xác định lực lượng cán bộ làm công tác tôn giáo phải là những

người có lập trường chính trị vững vàng, vì đây là một loại hình công tác đặc thù. Do vậy phải trang bị cho cán bộ làm công tác này những kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, phải nắm được kiến thức cơ bản về tôn giáo, các giáo lý, giáo luật

của các đạo hiện có ở Việt Nam vì các đối tượng quản lý là các tín đồ, chức sắc, các tổ chức giáo hội… Nếu chúng ta không hiểu được nội dung cơ bản của các tôn giáo sẽ không quản lý được đối tượng cần quản lý.

Thứ ba, trên góc độ quản lý hành chính, mỗi cán bộ phải được đào tạo cơ

bản về quản lý hành chính Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói riêng. Cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải được đào tạo cơ bản chuyên ngành về tôn giáo. Đối với cán bộ chưa được đào tạo qua các lớp đó cần phải cho đi học gắn hạn. Đối với cán cán bộ trẻ nhất định phải được đào tạo cử nhân chuyên ngành quản lý Nhà nước về tôn giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia hoặc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Quản lý hành chính là lĩnh vực gắn liền với thực tiễn xã hội ở các quan hệ khác nhau. Nhưng quản lý trong lĩnh vực các hoạt động tôn giáo là dạng hoạt động không thường xuyên nhưng rất nhạy cảm. Nếu thiếu kinh nghiệm, thiếu cả sự rèn luyện thông qua các giả định tình huống thì không thể tránh khỏi những sai sót đáng tiếc, nhất là những vụ việc ở cơ sở. Vì vậy mỗi năm UBND tỉnh Ninh Bình cần tổ chức tập huấn cho cán bộ công chức làm công tác tôn giáo ít nhất từ 2 - 3 ngày về kiến thức chuyên môn, kỹ năng. Trong đó cần tập trung vào những lĩnh vực:

- Cập nhật chính sách mới, tình hình mới.

Bên cạnh đó, cần hạn chế tới mức thấp nhất việc thuyên chuyển cán bộ làm công tác tôn giáo từ địa bàn này đến địa bàn khác vì với đặc thù của công tác tôn giáo, yêu cầu người cán bộ phải có sự am hiểu và nắm rõ tình hình, đặc điểm của địa phương do mình quản lý.

Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo trong giai đoạn vừa qua không ổn định, do việc thuyên chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ ngành nghề không phù hợp, thiếu hệ thống đào tạo cơ bản do vậy hạn chế về kinh nghiệm quản lý và sự am hiểu sâu sắc về tôn giáo.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức. Nói về phẩm chất

đạo đức thì bất kể một lĩnh vực, ngành nào cũng được nhắc đến như một tiêu chuẩn không thể thiếu của một cán bộ. Nhưng đối với cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo phải đặc biệt được coi trọng vì biểu hiện về mặt đạo đức không đúng mực của cán bộ sẽ làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đặc biệt là tín đồ và chức sắc trong các tôn giáo. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì như vậy họ sẽ mất niềm tin ở Đảng và Nhà nước và sẽ tạo kẽ hở cho kẻ xấu trong và ngoài nước lợi dụng, kích động phá hoại sự nghiệp xây dựng của đất nước ta.

Thứ năm, cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước, cũng như các cán bộ của

các ngành khác cần nắm rõ pháp luật. Cần thiết phải có kiến thức nhất định về pháp luật nắm được các luật như: Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Hành chính, Luật Hình sự… bởi có hiểu pháp luật thì người cán bộ mới có đủ năng lực quản lý công việc được giao, không bị lúng túng khi giải quyết những vấn đề có tính chất thủ tục tranh chấp, xử lý vi phạm. Không hiểu pháp luật dẫn đến tuỳ tiện trong việc giải quyết công việc sai, gây mất lòng tin của quần chúng tín đồ chức sắc tôn giáo.

2.2. Làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phải đi đôi với việc đào tạo,bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Hàng năm, Ban Tôn giáo Chính phủ cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, mỗi lớp có thời gian tối thiểu từ 10 - 15 ngày, trong nội dung đào tạo bồi

dưỡng cần chú trọng đến các chuyên đề có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; những thông tin mới về tình hình và xu hướng hoạt động của các tôn giáo, nhằm nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo.

UBND tỉnh Ninh Bình cần có kế hoạch cử cán bộ chuyên trách đi học các lớp Đại học, Cao học về tôn giáo với các hình thức phù hợp, tạo điều kiện cho cán bộ công chức đang làm công tác tôn giáo có điều kiện theo học để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trong giai đoạn mới.

UBND tỉnh Ninh Bình, các ngành Trung ương cần nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ có chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, đối với lực lượng cán bộ cốt cán vùng giáo. Để thu hút những cán bộ công chức có trình độ, năng lực, am hiểu về tôn giáo, hiểu biết về pháp luật vào làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo các cấp. Khắc phục tình trạng bất cập về đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay, nhất là ở cấp huyện, xã.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 90 - 93)