Giáo phận Phát Diệm đẩy mạnh hoạt động của các Hội đoàn Công giáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 49 - 53)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH 1 Khái quát về đặc điểm, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên

2.3.Giáo phận Phát Diệm đẩy mạnh hoạt động của các Hội đoàn Công giáo

2. Tình hình hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Ninh Bình

2.3.Giáo phận Phát Diệm đẩy mạnh hoạt động của các Hội đoàn Công giáo

Theo giáo luật thì Hội đoàn không nằm trong cơ cấu tổ chức giáo hội nhưng là vấn đề có tính chất lịch sử và phát triển liên tục cùng với giáo hội. Hội đoàn là hình thức sinh hoạt tôn giáo mang tính chất quần chúng và là nhu cầu của bộ phận quần chúng có đạo. Tuy nhiên, khi Hội đoàn các tôn giáo phát triển mạnh, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng thì sẽ hạn chế sự phát triển lực lượng quần chúng trong các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.

Khi truyền đạo vào Ninh Bình các giáo sỹ ngoại quốc đã thành lập các hội đoàn (như hội Saty, hội Rôma, hội Mân Côi…) nhằm phục vụ cho việc truyền đạo, nắm quần chúng, bảo vệ hoạt động của các giáo sỹ, chuẩn bị lực lượng cho hoạt động ngoài mục đích tôn giáo. Liên tục qua các thời kỳ, Hội đoàn ở Ninh Bình được củng cố và trở thành lực lượng đông đảo ở các xứ đạo.

Giai đoạn 1945 – 1954: ở địa phận Ninh Bình xuất hiện nhiều hình thái Hội đoàn mới. Đáng chú ý là các thế lực phản động lợi dụng Công giáo ở tỉnh Ninh Bình, coi trọng việc sử dụng các hình thức Hội đoàn để thu hút quần chúng, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng. Chính điều đó đã làm cho tính chất, nội dung và hình thức tổ chức của Hội đoàn có nhiều thay đổi. Trong thời kỳ này chỉ có một số Hội đoàn phục vụ lễ nghi sinh hoạt tôn giáo thuần tuý, còn lại hầu hết các Hội đoàn chuyên về luân lý, đạo đức cũng như các hội mới xuất hiện (hội Trương tế, hội Ngự lâm quân, hội Nghĩa tử cứu chúa, hội Địa phương quân nghĩa đảng…) đều mang tính chất chính trị

Trong cải cách ruộng đất: cùng với những chuyển biến trong tổ chức giáo hội cơ sở, các hội đoàn Công giáo ở Ninh Bình có nhiều thay đổi. Tất cả các Hội

đoàn mang tính chất chính trị phản động đã tự tan rã, chỉ còn lại những Hội đoàn phục vụ lễ nghi sinh hoạt tôn giáo và những Hội đoàn chuyên về luân lý đạo đức.

Từ năm 1975 đến nay, nhất là sau khi Hội đồng Toà giám mục Việt Nam được thành lập với đường hướng “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, mặt khác đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước từng bước có những đổi mới chỉ đạo hoạt động tôn giáo trong đó có đạo Công giáo nên các hội đoàn công giáo phát triển rất nhanh.

Từ đầu những năm 2000 đến nay, các Hội đoàn ở Ninh Bình có xu hướng khôi phục và phát triển rất mạnh. Năm 2006, toàn tỉnh có 483 Hội đoàn với 28 loại hội khác nhau, thu hút 33.655 người tham gia. Cụ thể như sau:

Qua bảng số liệu cho thấy các Hội đoàn Công giáo rất đa dạng và phức tạp, thu hút đông đảo giáo dân với đủ mọi lứa tuổi, giới tính (bao gồm cả: nhi đồng, đoàn viên, Đảng viên, cán bộ công chức…) tham gia, hoạt động rất tích cực. Ở mỗi giáo xứ có từ 8 - 10 hội đoàn. Nội dung hoạt động Hội đoàn có nhiều loại: hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo, hội đoàn hoạt động từ thiện xã hội, hội đoàn tập hợp quần chúng

Ngoài những hội phục vụ cho lễ nghi tôn giáo, như Hội trống, hội kèn, hội ca đoàn, hội con hoa… còn có Hội đoàn mang mầu sắc chính trị được thành lập trái phép như Hội phụng tự (tự vệ), hội sưởi ấm tình thương. Giáo hội Công giáo tỉnh Ninh Bình quan tâm đến việc lôi kéo cán bộ Đảng viên, bộ đội phục viên, cựu chiến binh, Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… tham gia.

Số người tham gia ở độ tuổi dưới 15 và là Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ khá lớn (chiếm 14,2% tổng số hội viên), cá biệt có nơi như Kim Sơn số Đoàn viên tham gia chiếm 46% tổng số hội viên tham gia của toàn huyện; huyện Gia Viễn là 28,4%. Đây là lứa tuổi dễ bị lôi kéo nhưng nếu được giáo dục và định hướng thì đây sẽ là lực lượng có thể đưa hoạt động của các hội đoàn phát triển theo hướng tích cực.

Lễ dâng hoa của Hội Dâng hoa – xứ Như Tân – Như Tân – Kim Sơn.

Số hội viên là Đảng viên trong các hội đoàn Công giáo ở Ninh Bình chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ có 2,8%. Điều đó cho ta thấy công tác xây dựng Đảng ở các vùng Công giáo ở Ninh Bình chưa đạt được hiệu quả cao.

Giáo hội Công giáo đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ giáo lý viên ở các xứ, họ đạo. Số giáo lý viên chủ yếu là chị em phụ nữ chưa có chồng, hoạt động dạy giáo lý quanh năm. Đội ngũ giáo lý viên này, hàng năm được Toà giám mục tổ chức tĩnh tâm, tập huấn về phương pháp dạy giáo lý, truyền giáo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 49 - 53)