Bài Ký Bảo Xuyên trấn tây quân thứ

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 47 - 48)

Nam lĩnh vân liên Bắc lĩnh vân (Biệt Phạm Đôn Nhân Lang Trung) (Sáng mai lại ngóng trông về phía đường cách sông cách cầu, Sẽ thấy mây núi Nam nối liến với mây núi Bắc !)

Cao Bá Quát nhớ quê. Một ngày xa quê mà ông dằn vặt cứ tưởng đã ba thu. Cái thời gian giãn cách được lặp lại 2 lần cứ ám ảnh gợi nhớ khôn nguôi.

Hương tư kịch tam thu (Thập lục nhật yết đỉnh Lữ Thuận, thứ Trần Ngộ Hiên)

(Lòng nhớ quê hương một ngày những tưởng ba thu)

Hương quốc tam xuân ý (Châu trung hiểu vọng phụng trình đồng châu chư quân tử)

(Nỗi niềm quê hương tưởng nhớ cảnh ba xuân)

Đất khách dặm đường xa nỗi nhớ cứ thế mà dàn trãi ra. Cao Bá Quát có tình yêu quê da diết, gắn bó máu thịt sâu nặng mới có cách cảm nhận như thế ! Bởi thế, ông luôn đồng cảm với “nỗi nhớ

quê của của Tử Mỹ”109. Bởi thế, khi nhìn lại bước đường đã trải qua, ông đã có sự cảm nhận thấm thía: “Lòng khách kinh sợ năm tháng trôi qua”110. Cao Bá Quát nhớ quê mà không thể về được.

Điều đó còn gì buồn hơn! Lời thơ của Đỗ Trung Quân gợi nhớ về một tình quê thắm thiết. Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu… Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều...

(Quê Hương – Đỗ Trung Quân)

Tiếng lòng của Cao Bá Quát lúc này chắc hẳn cũng vậy. Nhớ quê , Cao Bá Quát sợ khi đối diện với hoa và hoa dường như cũng ái ngại cho bước chân lữ khách (Khách lộ cảm hoài). Buồn vì xa quê nên nhớ, nhớ mà không về được lòng càng buồn hơn. Cao Bá Quát thường hay mơ (mộng) quê là vậy. Có đến 4 lần, ông đối diện với giấc mộng.

Dạ thâm tàn mộng đáo Tây Hồ(Thuyền hồi quá Bắc dữ, dư bão bệnh

sổ nhật hỹ, dạ bán đăng tường tứ vọng, thê nhiên độc hữu hương quan chi cảm, nhân giản Trần Ngộ Hiên – kỳ nhất)

(Đêm đã khuya, giấc mộng tràn đến tận Hồ Tây)

Quy mộng trở sơn xuyên (Đoan ngọ) (Giấc mộng về (quê nhà) cách trở núi sông)

Mộng nhiễu gia hương chỉ xích gian (Để ngụ bệnh trung giản chư hữu)

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 47 - 48)