sơn thủy chi thắng Túy hậu thành ngâm văn) (Ông trời sao cũng lắm chuyện,
Bày đặt ra những quả núi ở Thái Nguyên. Chỉ một hòn hỏ bằng ngón tay thế này, Mà biết bao công phu thần đục, quỉ chạm) Nhãn trung sơn thủy vạn thiên lý,
Bút để vân yên thập lục phong (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng đầu đề
bích – kỳ tứ)
(Trong khóe mắt, thu gọn nước non hàng muôn dặm, Dưới ngọn bút, hiện ra mây khói của mười sáu ngọn núi)
Tinh thần tự do, khát vọng tự do và bản lĩnh cá nhân đã tạo cho Cao Bá Quát tư thế dọc ngang, vẫy vùng, thâu tóm non nước. Không chỉ vậy, dưới mắt ông sự vật trở nên sống động, mạnh mẽ hơn. Cao Bá Quát đã trên 54 lần có cảm nhận, cách nhìn khí phách trước núi, sông, sóng, mưa, mây, lối hẹp…
Phi vũ tẩu vạn thỉ (Trung dạ thập tứ vận) (Những hạt mưa bay như muôn mũi tên bắn) Cô kính nhập nguy đặng
Lô nhược thông thiên tàn (Du tiên Lữđộng văn nhân Đàm Thái Nguyên sơn thủy chi thắng tăng hậu thành ngâm)
(Một lối hẹp xuyên vân nơi bậc đá cheo leo. Tưởng như có thể thông lên tận trời được)
Tây Nhĩ giang đầu thủy tẩm thiên (Đại vũ – kỳ nhất) (Ởđầu sông Nhĩ phía tây nước liền trời)
Núi cao ngất trời; sông mạnh mẽ bắn lên áo người đi xa, sừng sững như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh, chảy sủi bọt rung cả trời, ngân nga reo vang như tiếng chày giã gạo; mưa như tên bắn; mây có lúc lại muốn sà xuống cuốn cả thành Nghệ An; nước có khi bất tận nối mặt đất với vũ trụ; một lối hẹp xuyên vào nơi bậc đá mà tưởng có thể thông lên trời… Cao Bá Quát còn điểm diện thiên nhiên ở thế chiến mà chỉ có con mắt võ tướng mới cảm nhận được. Núi Cù Mông55, cửa Thuận An56 trong đêm gió nổi, sóng gầm trở nên dữ dội trong âm vang của những trận thủy chiến hào hùng. Điều này khác nào Nguyễn Trãi trước đó hứng khởi trước dòng sông lịch sử Bạch Đằng, nghĩ
về một thời oanh liệt của quân dân ta:
Gió bấc thổi trên mặt biển bốc hơi nước ngùn ngụt, Nhẹ dong cánh buồm thơ lướt qua cửa biển Bạch Đằng.