Không gian “tầm cao”:

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 80 - 84)

172 Bài Nguyên Nhật

3.2.1. Không gian “tầm cao”:

Trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát có một mảng không gian thể hiện ý chí, bản lĩnh, khát vọng của Chu Thần. Chúng tôi tạm gọi là không gian “tầm cao”.

Cao Bá Quát cũng giống như người xưa lên cao để chiếm lĩnh không gian, hòa nhập vào vũ

trụ, khẳng định sự tồn tại của mình trong trời đất. Lên cao là một vận động bước vào giữa lòng vũ

trụ. Ở đó, con người dễ thấy vị trí trung tâm của mình, cảm thấy gần với trời hơn. Có trên 25 lần Cao Bá Quát lên cao để chiếm lĩnh không gian. Đối tượng của không gian “tầm cao” là núi, đài, trời, mây, bức thành thậm chí của sóng, ngọn lửa, của nước… Thích thú với độ cao nên Cao Bá Quát thường “đăng cao”. Đăng cao để thể hiện chí khí, để tự do hứng gió trời, để gởi tấm lòng vào non nước, khám phá những gì mình chưa biết và cũng để thu tóm trời mây, non nước… Con người lên núi, lên ải … hiên ngang chinh phục mọi giới hạn độ cao, mọi thử thách. Có một chí khí còn đây không chỉ ở Hoành Sơn nói riêng mà khắp các núi cao đèo ải, và một tâm hồn tự do, lạc quan tràn ngập đất trời cả nơi biển khơi sóng gió. Chính vì vậy, Chu Thần ngay cả khi không đăng cao vẫn thấy mình ở trên cao. Đó là không gian của trên cầu, trên lầu, trên thuyền, trên sóng… nhưng trên cả độ cao thực của nó là tinh thần vượt giới hạn ở mọi độ cao của kẻ sĩ. Ví như, trước độ cao của sóng,

con người muốn tự họa mình trên đầu ngọn sóng (Trần Ngộ Hiên nhục hữu sở thị tẩu bút họa chi), hay khi trên thuyền mà muốn đề thơ khắp chốn chân trời kia (Nhị thập nhị nhật Đắc phong, hý trình

đồng chu nhị thủ). Không chỉ vậy, không gian ở độ cao còn được mở ra ở những khát khao ước muốn lên cao của con người: Muốn trèo lên đỉnh núi kia cao ngất (Quá Dục Thúy Sơn), muốn chấp thêm đôi cánh bay lên tận tầng mây tía (Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ tác, phụng ký chư cố

nhân), muốn ngẩng đầu nhìn lên tận ngoài trời, vin mây mà lên cao mãi (Du vân), hay vác sáo lên chợ trời, hỏi vùng trời còn xa mấy nữa (Vãn du Sài sơn hậu đăng sơn đầu đề bích thủ - kỳ tứ)…

Ở không gian “tầm cao”, Cao Bá Quát thích thú vẫn là độ cao của núi. Núi hiện trong thơ

ông cũng khá nhiều. Khảo sát 418 bài thơ thì thấy: Cao Bá Quát trên 25 lần nhắc đến các ngọn núi, có núi Hoành Sơn (lặp lại 4 lần), Vạn An, Vệ Linh, Sài Sơn, Núi Yên Ngựa, Cù Mông, Dục Thúy, Núi Tướng Mạo Quân, Núi Liêu, núi Thất Sơn, Tản Viên, núi Con Mèo (Miêu Tử), Côn Sơn, Khán Sơn, Tích Sơn (Núi Thiếc), núi Phượng Hoàng, Núi Nùng, Non Đoài, núi Nguyệt Hằng (Bắc Ninh), Ngũ Hành (Quảng Nam), núi Nam Tào (Hải Dương), Hoắc Sơn (Thái Nguyên)… Nói đến núi, Cao Bá Quát đề cập đến độ cao ngút ngàn, chót vót, vô tận, thế hiểm trở.

Thiên nhiên tú xuất tiểu cô phong (Đồng Minh Trọng du Tích Sơn tự đề bích)

(Chùm núi nhỏ cao vút giữa thiên nhiên)

Địa biểu lập sàn nhan (Hoành Sơn quan) (Những ngọn núi tiêu biểu đứng cao chót vót)

Không gian núi cao hoành tráng cuốn hút Chu Thần. Những ngọn núi cao như là biểu tượng của của giới hạn, thử thách sẽ hun đúc quyết tâm của ông hơn trong cuộc sống này. Ví như nhìn núi Tản Viên, Cao Bá Quát cảm thấy thỏa mãn bởi cái thế núi ấy ngút ngàn có thể chạm được trời, hái

được sao, bởi cái hùng vĩ thiêng liêng của núi (Vịnh Tản Viên sơn), nhìn núi Thanh hóa như hổ ngồi chồm chỗm, có âm thanh cá kình phải nép, có bóng dáng làm chim kinh sợ cất cánh bay, Cao Bá Quát thật sự tự hào về non nước mình (Vịnh Miêu Tử) hay khi qua Đèo Ngang nhìn núi Hoành sơn - ngọn núi cao nhất tiêu biểu của đất nước đứng cao chót vót Chu Thần cảm thấy cái chí mình như

còn đây nên lần lữa mãi chưa về. Cũng chính đứng ở cái thế cao này, khi nhìn những con chim âu trước trùng dương sóng dữ dội, lại có sấm ran, chớp giật, Cao Bá Quát đã có sự nhìn lại chính mình với một “tầm cao” ý chí: Con chim âu bé nhỏ kia mà vẫn thản nhiên, vẫn có đủ sức bay giữa trùng dương, lẽ nào mình lại cam chịu trước những thất bại đã qua. Thực cảnh đó đã giục giã Cao Bá Quát xông xáo tìm công danh: “Mũ lộng nhộn nhịp, ta cũng đi đây!”173.

Cao Bá Quát thích thú với núi. Bởi vậy, dù ởđâu, đi đâu, ông vẫn hướng đến núi. Điều đáng chú ý là núi trong thơ Cao không chỉ xuất hiện với thế cao ngút ngàn và dài thiên lý, vạn lý mà nó

còn tạo thành một quần thể núi non, núi đèo với khoảng không vừa khép kín – trùng điệp vừa mở ra thoáng đạt đang đối kháng, thách thức con người. Trong 2 lần đến với núi Hoành Sơn, Cao Bá Quát nhìn tứ phía đều là núi, và phía trước núi muôn trùng núi trải dài thiên lý, vạn lý. Bản thân nhưđang bị vây kín bao không gian của núi non.

Sơn ngoại thanh sơn vạn lý trình (Đăng Hoành Sơn) (Ngoài non xanh lại non xanh, đường dài muôn dặm)

Sơn Bắc, sơn Nam, thiên vạn lý (Hoành Sơn vọng hải ca) (Phía bắc núi, phía nam núi, suốt nghìn muôn dặm)

Núi khép kín – trùng điệp là do có nhiều núi. Nhưng tại sao Cao lại nói nhiều đến núi, hơn cả

những nhà thơ cùng thời ông và trước đó, lại hay lên núi, lên cao như vậy? Phải chăng lên núi, lên cao là khát khao của Cao? Và nếu như vậy, thì không gian núi cao, không gian núi khép kín - trùng

điệp vừa thể hiện chí khí vừa thể hiện tinh thần vượt khó khăn của Chu Thần. Rõ thật không gian này đã làm cho con đường thêm dài, gian nan. Nhưng Cao Bá Quát vẫn cứ thích thú, vẫn cứ hứng khởi, xông xáo bước đi, dấn thân vào cuộc đời. Không gian núi khép kín - trùng điệp không chỉ khi

đứng ở trên núi, nhìn thấy núi mà ngay cả khi con người ở mặt đất, không thấy núi. Điều này cho thấy không gian núi khép kín – trùng điệp đã trở thành nỗi niềm thường trực ở nhà thơ, nó vây kín

đến độ từ bước đi, thếđứng, cách nhìn, dù ở bất cứđâu. Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp

Nam sơn chi nam ba vạn cấp (Sa hành đoản ca) (Phía Bắc núi bắc núi muôn trùng,

Phía nam núi nam sóng muôn đợt)

Trên bãi cát dài mênh mông của đường đời mà thấy núi “vạn điệp” phía Bắc, phía Nam vây kín. Qua hải phận Bình Định cũng vậy thấy núi đứng thành dãy quần sơn chắn ngang; ra nước ngoài biển mây vời vợi, vẫn thấy núi vạn trùng quanh co, uốn lượn. Thế núi và đường đời khép kín là nỗi lo lắng đối với những ai thiếu ý chí, bản lĩnh còn đối với Cao Bá Quát thì đó là cuộc đọ sức. Chu Thần từng nói “vời vợi trên đường để xem ai khỏe hơn”. Thật sự Cao Bá Quát đã lấy tinh thần để đối chọi khó khăn, thử thách. Ông không nản chí, không lùi nước, dù khi ở thế bí nhưng vẫn cố kiên trì tìm cách, tìm hướng đi riêng: “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát” là vậy! Không gian khép kín – trùng điệp xuất hiện càng nhiều thì càng khẳng định tinh thần của Cao trước sau vẫn không đổi. Một lần qua vùng núi Thất Sơn (Thất Sơn đạo trung), một lần qua đò sông Gianh (Vũ trung Độ Linh giang) dù thế núi hiểm trở suốt đêm vây lấy con thuyền, dù phía trước núi như khóa chặt lại thì Chu Thần vẫn là Chu Thần. Nỗi niềm hưng phấn cứ theo thời gian suốt đêm, cứ theo mảnh lá buồm trôi trong nước xoáy. Con người đã thật sự rơi vào tình huống lẩn quẩn của thiên nhiên bày ra mà vẫn cứ

hiện tinh thần vươn lên phía trước, lấy thử thách, khó khăn làm điểm tựa, động lực cho bước tiến ở

mỗi chặng đường trong cuộc hành trình của mình. Tinh thần tiến thủ của Cao Bá Quát quả thật mạnh mẽ!

Sự xuất hiện của núi trong thơ Cao Bá Quát rất ấn tượng với độ cao và thế núi muôn trùng vừa rộng mở vừa khép kín. Điều đáng nói nhất là tầm nhìn, bản lĩnh của con người trước nó. Cao Bá Quát đăng cao để chan hòa cùng vũ trụ. Tuy nhiên, ông khác với những thế hệ trước ông, nhất là khác với Nguyễn Du, người sống trước ông không lâu. Nguyễn Du lên cao để bao quát và cố nhìn vũ trụ, thậm chí nhìn mút tầm mắt nhưng Nguyễn Du từ chối hội nhập với thiên nhiên. Nguyễn Du

ước mơ cùng sông Lam núi Hồng thực hiện giấc mộng bầu bạn ngâm vịnh nhưng điều đó không có

được. Trái lại, Cao Bá Quát hòa nhập vào vũ trụ một cách hết mình và thậm chí ông đứng trên cả vũ

trụ, thiên nhiên với tư thế hiên ngang, hùng dũng. Chính do vậy khi đã lên cao, ước ao lên cao rồi mà ông vẫn chưa thảo mãn. Ông còn muốn làm chủ cả thiên, làm chủ mọi độ cao để tùy ý chỉ trỏ

thiên nhiên, mây núi, tùy ý ngắm nghía, cầm nắm, thậm chí chuyển vời chúng sao cho hợp lí hơn. Nhãn trung sơn thủy vạn thiên lý (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng đầu đề

bích – kỳ tứ)

(Trong khóe mắt, thu gọn nước non hàng muôn nghìn dặm)

Khiên lai tây bạn, sơn vưu hảo,

Sản khước đông biên, quách cánh nghi (Du Tây Hồ bát tuyệt – kỳ tứ) (Đưa lại bờ Tây, núi non thêm xinh đẹp,

San bằng mé đông, thành quách càng hữu tình)

Người xưa thích núi hơn sông bởi núi tĩnh tại, biểu hiện cho sự kiên định vững vàng của người nhân, còn sông thì động biểu hiện cho người trí. Trọng người nhân hơn người trí là quan niệm của ông cha ta từ xưa. Một điều đáng lưu ý là trong thơ Cao sự hiện diện của sông nhiều hơn núi. Trên 26 lần nhà thơ đề cập tên các dòng sông. Sông thì có sông Hồng (lặp lại 6 lần), sông Hương (lặp lại 4 lần), sông Trà (lặp lại 3 lần), sông Đằng Giang, Đức Giang (Bắc Ninh), sông Lục đầu, sông Chế, sông Mi luân, sông Hiền Lương (sông Minh Lương), sông Hạc, sông Toan Táo , sông Ngọc Nhĩ, sông Đức, sông Gianh, sông Tô (sông Tô Lịch)… Vậy thì Cao Bá Quát không những là một người nhân mà còn là người trí luôn năng động, tìm tòi, khám phá. Trong thơ, ông dành tình cảm ưu ái đối với sông hồ. Điều này thể hiện qua nhiều bài thơ nhưThận Tư dĩ thi ước dữ chư hữu du hồ thượng thứ vận họa đáp; Du Tây Hồ - kỳ nhất; Dạ túc Triều Châu...

Sông nghiêng về chiều dài hay chiều rộng. Với Cao Bá Quát, sông còn có cả một “tầm cao” của ý chí, bản lĩnh. Dòng Hương Giang trở nên mạnh mẽ như lưỡi gươm sừng sững trời xanh, sông Toan Táo như chạy lên tới trời, nước sông Nhĩ như dâng cao bất tận…

(Dòng sông dài như lưỡi gươm dựng giữa trời xanh)

Hà lưu Toan Táo phù thiên động,

Triều dũng Tiền Đường hám hải khuynh (Thập tứ dạ Nghệ An thành trị bạo phong)

(Sông Toan Táo chảy sủi bọt rung trời, Sóng Tiền Đường mạnh lay nghiêng bể)

Tây Nhĩ giang đầu thủy tẩm thiên (Đại vũ – kỳ nhất) (Ởđầu sông Nhĩ phía tây nước liền trời)

Cao lãng tiếp thiên bình (Chu trình hiểu vọng phụng trình đồng chu chư quân tử)

(Làn sóng dâng cao, tiếp đến tận ngang trời)

Sông sao mà mạnh mẽ đến thế! Phải chăng Cao Bá Quát đã tiếp thêm sức cho chúng mạnh mẽ hơn, khi thế hơn? Những dòng sông như đang sục sôi tràn ra mạnh mẽ từ lòng người. Sông chẳng khác nào khí thế của Cao Bá Quát vào đời, bên bỉ và tích cực, mãnh mẽ và đam mê, giận dữ

và phẫn nộ… như muốn cuốn trôi những rác rưởi ởđời, như muốn phân chia vũ trụ, phá bỏ mọi giới hạn, ràng buộc. Sông cùng với con người lên cao, tuôn chảy mãi giữa vũ trụ. Chính bởi thế, khi bắt gặp ba đào hùng tráng, Cao Bá Quát mới thấy chí mình trải ra muôn dặm…

Việc đăng cao có gì hấp dẫn Cao Bá Quát. Phải chăng trên cao bao quát toàn cảnh, thỏa mãn thị giác (Đăng Hoành Sơn, Hoành Sơn vọng hải ca, Đăng Khán Sơn hữu hoài…); mát mẻ và tĩnh mịch phù hợp với người tự do, an nhàn (Côn sơn hành); hay thế núi ngút ngàn, có thể chạm được trời, hái được sao (Vịnh Tản Viên sơn)? Có lẽ là vậy. Bởi thế, Cao Bá Quát cảm thấy hứng khởi “đăng cao”, hào hứng vượt khoảng trời xa (Côn Sơn hành), vui mừng vác sáo lên chợ trời (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu đề bích – kỳ tứ), hưng phấn khi leo núi... Nhưng cũng có thể là do sở

thích của Cao Bá Quát một con người cứng cỏi, mạnh mẽ muốn ôm trùm cả vũ trụ này, nhất là muốn chiếm lĩnh, chinh phục độ cao, thể hiện chí khí, bản lĩnh. Con người Cao Bá Quát hiện lên thật hùng dũng, khí phách trong không gian “tầm cao”

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)