Trung ; Dư hốt mộng trung vãng Thám Tuần Phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu niệm ngã giả, nhân ký Tuẩn Phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm Tử), 1 lần ước ao mai đây sẽ bước vào nhà (Tiếp nội thư tính ký hàn y, bút đều sổ tự). Tất cả những lần đấy phần nhiều là Cao Bá Quát trở
về trong tinh thần sa sút, tóc bạc (Tương đáo cố hương, Để gia, Chí gia), ốm đau (Bệnh trung, Đề
Viện Bùi Công Yên Đài Anh ngữ khúc hậu ; Bệnh Trung). Không gian ngôi nhà trở nên ám ảnh đối với Chu Thần. Thế nên trên bước đường xa ông hay thường nhớ những người thân trong gia đình, nhớ cha nhớ mẹ, nhớ vợ nhớ con, nhớ anh nhớ chị. Nỗi nhớ nào cũng thật da diết. Trong những nỗi nhớ ấy, Cao dành trọn cho không gian ấm cúng của gia đình. Đó là khi nhớ con trong sự bảo bọc của ông bà cha mẹ.
Ngô diệc ức ngô nhi. Luyến mẫu đề cơ xứ, Khiên ông học bái thì. Môn lan kim bán tịch,
Ư nhĩ hệ tương ty (Hữu sở tử) (Ta cũng nhớđến con ta. Nào lúc bám lấy mẹ kêu đói, Nào khi níu lấy ông học vái. Nay trước nhà vắng đi một nửa, Thấy bay mà sinh lòng nhớ thương)
Nỗi nhớ con của người cha chính là nỗi khát khao về không gian ấm cúng của gia đình hạnh phúc. Thế nhưng dù khát khao đến mấy vẫn không được. Cao Bá Quát dẫu có trở về cũng trong cảnh ốm đau, bơ phờ cả thể xác lẫn tinh thần. Không gian mái ấm vì vậy mà thiếu hẳn niềm vui...
Cao Bá Quát chí tại bốn phương nên đâu đâu cũng là nhà. Không gian này lại một nữa xuất hiện trên khắp các nẻo đường ông đi qua. Trong thơ thấy xuất hiện nhà của bạn, học quán nơi bạn dạy, công quán nơi làm việc; dừng chân thì có trường đình, lữ đình, đoản đình, dã đình, trạm... Những khoảng không này bộc tâm trạng của nhà thơ, khi thì hứng thú cùng bạn luận bàn thế sự, làm thơ, thưởng ngoạn ; lúc lại thấy bơ vơ, cô đơn hướng về quê hương, gia đình; lúc lại ngẫm nghĩ suy tư, toan tính...
Không gian của ngọn đèn cũng để lại nhiều nỗi niềm trong thơ Cao Bá Quát. Có đến 7 lần Chu Thần nhắc đến hình tượng này. Hình tượng ngọn đèn gắn liền với tâm trạng buồn, cô đơn, với tấm lòng cao cả của Chu Thần. Ngọn đèn từng làm bạn với người thơ trong những năm đèn sách (Độc dạ khiển hoài), giờ lại là người bạn trong những đêm buồn. Ngọn đèn trong đêm trở nên lẻ loi, leo lét, quạnh hiu như thân phận con người lúc này vậy. Không gian của nó nhỏ bé, lại lúc tỏ lúc mờ. Nó làm cho con người buồn càng buồn hơn. Nó hòa quyện trong nỗi lòng nhớ vợ, nó im lặng và
con người cũng im lặng. Nhưng chắc rằng nó cũng đau như con người, bởi đêm nay nó chứng giám nỗi lòng của con người, dường như nó cũng có tình vậy: “Ngọn đèn cô quạnh lúc tỏ lúc mờ, im lặng chẳng nói năng gì”178. Ngọn đèn không chỉ chứng giám nỗi buồn của người chồng nhớ vợ mà nó còn chứng giám cho tình bạn khăng khít. Con người im lặng, tâm sự lệ khắp áo và đèn dường như
cũng lẻ loi, cũng thấu hiểu lòng con người lúc này (Đồng Bùi Nhị Minh Trọng Trà giang dạ bạc). Nó còn chứng giám cho giấc ngủ cô đơn sau nỗi đau mất con, nhớ con (Khốc tử). Không gian của ngọn đèn còn soi chiếu tấm lòng mười năm của người thơ, tấm lòng lo cho mùa vụ thất thoát khi mà cơn mưa cứ tiếp tục kéo dài, nước sông không thoát, sét đánh nơi nơi… Tấm lòng mười năm trong
Độc dạ thư hoài và hành động đẩy gối dậy và trâm ngâm tới sáng dưới đèn trong Trung dạ thập tứ
vận của Chu Thần thật đáng quý biết bao! …
Nhìn chung, không gian nỗi niềm được khơi gợi từ nỗi lòng của nhà thơ. Đó là tâm sự
thường trực của một kẻ sĩ trước cuộc đời khi con đường danh gặp nhiều trắc trở; bên cạnh đó còn là nỗi suy tư, tìm kiếm một lối thoát cho chính mình và mọi người. Lữ khách xa quê ai mà không buồn, không nhớ. Tình cảm nhớ quê hương, gia đình cũng là nỗi quây quắc trong lòng Cao Bá Quát. Tất cả qua hình tượng không gian nghệ thuật con đường, bãi cát, trăng, ngôi nhà, ngọn đèn… đã làm rõ hơn nỗi niềm của tác giả. Chúng – những đối tượng của không gian nỗi niềm - vừa rộng mở
mênh mông vừa bó hẹp phù hợp với từng thời khắc của thế giới nội tâm Cao Bá Quát, chứng giám một nhân cách sống với vẻđẹp lương tâm sáng ngời.