Từ biểu cảm:

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 118 - 124)

178 Bài Trệ vũ chung dạ cảm tác

4.3.2. Từ biểu cảm:

Cao Bá Quát từng nói cái gốc của thơ là ở tính tình, tức là từ rung động, cảm với đối tượng mà có thơ. Cảm xúc đó có thể là vui, buồn, giận, hờn, ghen, ham muốn, phẫn nộ, phê phán… Ở mỗi nhà thơ, lại có những cảm xúc chủđạo riêng, hướng về một đối tượng nào đó. Ví như Nguyễn Công Trứ thiên về lối ngất ngưởng, ngạo đời; Nguyễn Du thiên về số phận con người cá nhân với những lo toan trong cuộc đời. Riêng Cao Bá Quát, đó chính là cảm hứng, khát vọng thay đổi xã hội qua những phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và hành động cụ thể. Tất cả đều xuất phát phát từ cội nguồn của cái tâm cái tình mà ra cả.

Từ ngữ diễn đạt cảm xúc trong thơ Cao Bá Quát rất nhiều, cả những từ thiên về cảm hứng trước vũ trụ lẫn những từ thể hiện xúc cảm trước cuộc đời, trước những thực tế mắt thấy tai nghe và cả những nỗi niềm của bản thân riêng chung. Có thể thấy sự xuất hiện của các từ trù trướng, liên, hoài, ức, cảm, oán, than, khổ, sĩ (xấu hổ), thương, hận, tiếu, sầu, thảm thê… Cao Bát dùng những từ này biểu thị cảm xúc của bản thân trước cuộc đời. Đó là những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, thương cảm… Cao Bá Quát không chỉ thương cho bản thân mà thương cho cả cuộc đời này. Thế

nên, ông trăn trở, oán giận những gì làm cho đời mình, cuộc sống này trở nên vô nghĩa, tù túng, khổ

sở; lại khát khao, hi vọng một ngày mai tương sáng cho đời mình, cho cuộc sống. Tất cả, những cảm xúc ấy đều hiện diện qua câu chữ. Một niềm thương cảm ở Cao Bá Quát thật mênh mông!

Cao Bá Quát thương mình vì thân phận mỏng manh, trôi nổi, nhiều rủi ro; Bán sinh mệnh bạc thương kê lặc (Thập nguyệt thập nhất nhật thừa lễ Bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí – kỳ nhị)

(Nửa đời người thân phận mỏng manh nghĩ chuyện gân gà mà thương)

Đỉnh đỉnh bách niên bi ngạnh phiếm (Trường giang thiên – kỳ nhị) (Trăm năm đằng đẵng, thương cho chiếc thân như cành cây trôi)

Mỗi liên xỉ thiệt thường tao ngã (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu nhân)

(Thương cho ta mỗi lần gặp cái vạ miệng lưỡi)

vì con cái ly biệt;

Ngã hà thảm thê (Thất tử) (Sao tôi thảm thiết)

Lữ hồn túy tỉnh lưỡng kham liên (Khốc tử) (Hồn lữ khách tỉnh say đều đáng thương)

vì đường đời trắc trở mà đôi chân thì quá ngắn;

Tự liên song đoản cước (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành khuyết vi diện biệt phụng kí – kỳ nhị)

(Thương cho mình hai chân quá ngắn)

Cao Bá Quát lại thương cho người,

Nhất bộ nhất hồi thán (Phụ tương tử) (Mỗi bước đi lại ngập ngừng than thở)

Khách tử lệ giao lạc (Sa hành đoản ca) (Khách trên đường nước mắt lã chã rơi)

Khả liên dị cảnh diệc huề phù! (Quan chuẩn)

thương cho người trong đó có mình.

Chính thị văn chương tân khổđịa (Ngũ nguyệt thập nhị nhật quan huyện thí)

(Đúng thật văn chương là đất cay đắng khổải)

Kiến thời liên ngã canh liên quân (Biệt Phạm Đôn Nhân) (Gặp nhau, ta thương ta lại thương cả cho bạn)

Lại thương cho cả cảnh vật nảy nởđơn độc hay không giữ trọn sắc xuân. Sương tuyết ưng liên cúc độc khai (Tức tịch thứ vận)

(Đáng thương hoa cúc một mình nở trong sương tuyết)

Xuân sắc khả liên lưu bất trúc (Lạc hoa) (Đáng thương là không giữđược màu xuân)

Nhất dạ thương xuân yểm ức trường (Du mỗ cố trạch dạ thính đàn tranh) (Một tối thương xuân càng ấm ức hoài)

Cảm xúc ngậm ngùi cũng thường thấy trong tâm trạng của Cao Bá Quát. Cao Bá Quát ngậm ngùi vì xa cách, vì để thói đời cứ cuốn trôi mãi.

Hạo hạo kiền khôn tích tạm phân (Biệt Phạm Đôn Nhân) (Trời đất man mác, ngậm ngùi lúc chia tay)

Tự thán du du ủng tục tình! (Đăng Hoành Sơn) (Ngậm ngùi cho mình cứđể thói đời lôi cuốn mãi)

Lại có một nỗi buồn, bồi hồi từ sự ngậm ngùi ấy.

Tân kính sương mao sầu tựđối (Sơ thu vịnh Hoài Phủ, Minh Trọng nhị tri kỷ)

(Buồn bã nhìn tóc bạc mình trong gương mới)

Tư lượng vãng sự thiêm trù trướng (Khách lộ cảm hoài) (Đắn đo suy nghĩ việc đã qua thêm buồn)

Tôn tử bồi hồi đối tuyết mai (Đăng sơn hữu hoài) Ngồi ngắm tuyết mai, nâng chén rượu bần thần mãi)

Buồn để rồi xót xa, cười nhạo chính mình.

Như hà cửu tọa linh tâm toán! (Kim nhật hành) (Sao cứ ngồi mãi đây cho lòng xót xa!)

Thử khách sầu trung chỉ tự trào (Thù hữu nhân úy vấn) (Cái lão ấy, hễ buồn là chỉ tự nhạo mình mà thôi!)

Nỗi buồn có khi là tiếng dế, một tiếng ngâm, một ngọn gió hoặc chỉ là những ưu tư phiền muộn không giải tỏa được.

Dạ cùng thê thiết khủng triêm khâm (Thương Sơn công tịch thượng nghĩđông dạ quan vưu hối am minh sử nhạc phủđồng hữu nhân phân phú)

(Tiếng dếđêm thê thiết e ướt vạt áo)

Điệu nhập tây phong oán khởi tri (Thâm dạ văn lân ông tụng thi) (Tiếng ngâm vẳng qua cửa bắc buồn não nuột)

Trù trướng tây phong giang thượng khách (Cửu nhật Di Xuân kiến ký thứ vận)

(Gió tây thổi, lòng khách trên sông buồn não nề)

Tục tình nan tự khiển (Độc dạ) (Tình thế tục khó bề tự khuây khỏa)

Có khi, Cao Bá Quát đau lòng vì chính mình.

Chính khan nhân tự nhất bi thu (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu nhân)

(Hãy nhìn thẳng tôi từ mùa thu đau lòng này)

Cao Bá Quát đau lòng để rồi thở than, phàn nàn.

Ngô chi sinh dã vô nhai, duyệt thế thâm nhi ngộ thán (Du Đằng Giang dữ hữu nhân

đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề , tính tự) (Đời ta sống không bờ, trải đời mà than thở)

Đồng du mạn thán tương phùng lãn (Đồng Bùi Nhị Minh Trọng Trà giang dạ bạc) (Bạn đồng du, những than hoài là gặp nhau đã muộn)

Thán tức hà nhân ủng tuy khan! (Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trường)

(Đáng phàn nàn cho ai đó cứ nghếch mỗi ngồi xem!)

để rồi căm hờn

Mang mang thân thế độc du hành (Du Đằng Giang dữ hữu nhân đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)

(Thân thế mịt mùng, chỉđáng trừng măt trông đời)

để rồi oán hận

Ngã do di hận mãn đinh châu (Họa Thận Tư xuân nhật đồng chư hữu

đăng lâu quán vọng hồ kiến ký thứ vận)

(Ta còn nhiều mối hận chất đầy nơi còn bãi)

Trường hận thường giao luân cẩm tự? (Tiếp nội thư tính ký hàn y bút

điều sổ sự)

(Mối hận vô cùng, ai xui mình bàn việc dệt chữ gấm)

(Ai mà biết cái hận trùng cửu từ cổ lai đến giờ)

Nhưng ông không nỡđem nỗi oán hờn mà đề khắp giang thành! (Ký hận – kỳ nhị). Thế nên, cái cảm xúc uất ức dồn nén thành nỗi ưu phiền bệnh tật, cảm xúc ấy đến độđiên, cuồng.

Đạo ngã hữu tại, bất tử duy mệnh cuồng (Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lụy Thường Tín kiêm trí Lê Huy Vĩnh lão khế)

(Rằng, tôi còn khỏe, không chết, chỉ mắc chứng điên thôi)

Bạch dã chính dương cuồng (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành, khuyết vi diện biệt phụng ký)

(Rằng: Lý Bạch lúc này đang giảđiên)

Có khi là cảm xúc lạc quan với tinh thần tiến thủ lấy cái cười lấn át những khó khăn thử

thách, làm động lực tinh thần ở mỗi bước tiến. Cao Bá Quát đã cười trước bước đường vô định, gian khó, cười trong ngục tù với khát khao tự do.

Thanh bào như thảo du vô xứ,

Độc bả suy nhan tiếu hướng thiên (Bài Viên cư trị vũ) (Áo xanh màu cỏ không biết đi đâu,

Chỉ ngửa khuôn mặt gầy gò lên trời mà cười)

Nhất tiếu vọng sơn đầu,

Trường ca “Hành lộ nan” (Trấn An lệnh Lê Tử Chi nhiệm, đặc lai tương phỏng, kỳ hữu sở tặng, thư dĩ dữ chi)

(Cười xòa một tiếng nhìn lên đỉnh núi, Hát vang lên khúc “Hành lộ nan”)

Hà đương giá tác vân thê khứ,

Nhất tiếu thừa phong ổn sán hưu (Trường giang thiên – kỳ tam) (Ước gì đem gông này bắc làm cái thang mây,

Cười xòa một tiếng, cưỡi gió mà lên cho rãnh)

Cười cả khi buồn, cười để nhạo mình, cười để tự mình biết mình vậy. Thử khách sầu trung chỉ tự trào (Thù hữu nhân úy vấn)

(Cái lão ấy, hễ buồn là chỉ tự nhạo mình mà thôi!)

Thủ bả liên hoa tiếu tự tri (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu bề bích – kỳ nhị)

(Tay cầm bông hoa sen, mỉm cười, mình tự biết mình)

Có thể thấy, Cao Bá Quát sử dụng từ biểu cảm rất linh hoạt và phong phú. Ví nhưđể diễn tả

buồn Cao Bá Quát có thể dùng từtrù trướng, sầu, du du, ưu; để diễn tả nỗi nhớ dùng ông dùng từ

ức, hoài, tư... Điều này làm cho việc phối hợp vần điệu của câu thơ, bài thơ dễ dàng hơn...

Tóm lại, Cao Bá Quát rất có ý thức khi sử dụng vốn từ biểu cảm để bày tỏ cảm xúc của lòng mình. Điều đó làm cho cảm xúc trong thơ của ông mãnh liệt hơn, lôi cuốn người đọc hơn. Một kẻ sĩ

có trách nhiệm với đời hẳn không thể thiếu những cảm xúc, xúc cảm chân thành trong thơ. Lớp từ

biểu cảm đã cho chúng ta thấy và hiểu rõ hơn một Cao Bá Quát có tấm lòng “lo trước thiên hạ vui sau thiên hạ” trong cuộc hành trình đi tìm chân lí sống của đời mình.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)