166 Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu đề bích –kỳ tứ
3.1.1. Thời gian kiểm nghiệm:
Thơ chữ Hán Cao Bá Quát có đề cập đến quá khứ: quá khứ của kỉ niệm, nỗi nhớ, hồi tưởng... và quá khứ của dấu ấn thời gian gắn liền với sự kiện, tâm trạng. Cao Bá Quát đã nói về sự việc trôi qua với sự kiểm nghiệm đánh giá của bản thân một cách đau lòng.
Cao Bá Quát luôn đếm bước đi của thời gian. Ông ý thức được hàng ngày con người trôi trong quỹ đạo thời gian và cảm thấy cái lận đận, lênh đênh sao cứđeo bám mãi. Tuy vậy, ông vẫn cứ dấn thân vào đời, đếm rõ số thời gian trôi qua.
Hà sự tam niên nhất độ lai (Tạp hứng) (Tại sao ba năm mới tới một lần?)
Nhân thế thăng trầm ngũ lục niên (Ẩm tửu đắc chư hữu giác tác tức phục tẩu bút thư thị)
(Ta chìm nổi ngoài đời năm sáu năm rồi)
Con số ba năm, năm sáu năm vừa là thời gian của bước đi vừa như là lời tự chất vấn của chính Cao Bá Quát. Sao lại ba năm cứ đến? Sao mãi nổi trôi như vậy? Vì cớ gì đây? Rõ thật, thời gian trôi qua mà tưởng như đọng lại, còn đó. Cái trăn trở về con đường danh, về con đường đời rốt cuộc vẫn cứ là dấu chấm hỏi phía trước. Để rồi càng tê tái hơn, khi con số thời gian xác định không chỉ dừng lại ở ba năm, năm sáu năm, tám năm mà ngày một lớn hơn mười năm, mười lăm năm, mười tám năm. Những con số này, Cao Bá Quát nhìn ngắm lại nhưđể kiểm nghiệm về sự lựa chọn của mình trong cuộc đời này. Con số tròn mười năm được nhắc lại 8 lần. Trong 8 lần nhắc đến thì 5 lần ông đã nói về sự lầm lỡ, phí sức của bản thân vì văn chương vô bổ mà nguyên do cũng vì chút danh.
Thôi tê khởi liệu nhập niên kỳ? (Dạ thoại thị Phan Hành Phủ)
(Sự trông chờ mười năm đèn sách có ngờđâu lại dun dủi như thế này)
Thập niên ác bút phí quang tâm (Phục giản Phương Đình) (Mười năm cầm bút phí cả thì giờ)
Thập niên trệ văn mặc (Đắc gia thư, thị nhật tác) (Hàng mười năm chìm đắm trong bút mực)
Thập niên ác bút phí quang tâm (Tảo xuân thuật hoài) (Mười năm trước, ông trẻđã nhầm nhỡ rồi)
Dấu ấn thời gian tròn 10 năm thật đáng nhớ, thật chua xót biết bao! Cao Bá Quát đã nhìn lại mình và nhận ra mình đã thật sự sai lầm. Mười năm đèn sách “phí cả thời giờ” “chìm đắm trong bút mực” mà lại “dun dủi” thế này. Cao Bá Quát chốt lại “mình đã nhầm nhỡ rồi”. Tấm lòng mười năm rốt cuộc chẳng làm gì, mười năm đèn sách mong có danh, cống hiến cho đời với trách nhiệm kẻ sĩ
vậy mà giờđây chỉ có ngọn đèn bên người thơ chiếu sáng cho tấm lòng đó (Độc dạ thư hoài). Một sự uổng công cho những ngày tháng chạy vạy, giờ thì người đã già, tóc cũng đã bạc, mất - còn có nghĩa gì nữa. Công danh đã như “cái chỏ rơi” còn lại đây tấm lòng thanh cao của mười năm trước: “Mười năm trước ta từng coi thường con nhà họ Mạnh”167.
Thời gian hơn 10 năm cũng ghi dấu nỗi lo sợ về vụ trường thi (Tặng Trà Lụ cử nhân), về sự
phung phí thời gian vô ích (Túc giai lạc cựu tổng mục gia, tương biệt lưu đề), hay là dấu ấn về kỉ
niệm chia tay với con sông, nỗi thiếu vắng những bạn cũ (Thuận Trạch chu hành Động Hải; Thiên
167
Áo thành phùng cố nhân Cổ Vân Khê văn kỳ cận phả đắc ý ư họa dữ ẩm cập chi). Thời gian kiểm nghiệm còn được tính bằng nửa đời người, thậm chí cả đời người. Một sự tính toán, kiểm nghiệm
đến đau lòng.
Bán sinh mệnh bạc thương kê lặc (Thập nguyệt thập thất nhật thừa lễ
bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí – kỳ tứ)
(Nửa đời người thân phận mong manh nghĩ chuyện gân gà mà thương)
Nhất sinh cô phụ ngữ xa thư(Sơđầu) (Một đời đã phụ cả năm xe sách)
Cao Bá Quát nhìn nhận lại nửa đời người thì mệnh bạc và cả đời người thì phụ “xa thư”. Chung quy lại ông thương cho tấm thân coi như vô dụng của mình mà đau nỗi đau của kẻ sĩ mang chí lớn. Tất cả giờ chỉ gởi cho thời gian trôi qua...
Có thể thấy rằng, Cao Bá Quát xác định thời gian để kiểm nghiệm sự thành bại trong cuộc
đời, những được mất trong phẩm cách con người. Ông lưu tâm nhiều đến quá khứ và tính toán một cách chi li, chính xác. Không nói một cách thời ơ bàng quan mà Cao Bá Quát nói rõ, nói đến nơi
đến chốn những hoạt động những cảm nghĩ những năm tháng đã qua có đúc kết. Dù kết quả ra sao, thế nào đi nữa, ông vẫn cứ quây đầu nhìn lại. Ông cho đó là cần thiết, vì có thể trút bớt phần nào những ẩn ức chất chứa trong lòng.
Thời gian kiểm nghiệm còn hướng đến chuyện trăm năm, nghìn năm, chuyện bãi bễ hóa nương dâu… Dạng kiểm nghiệm này được xác định thông qua cách trần thuật có đánh giá, nhận xét, bàn luận. Nó được đánh dấu bằng các từ thiên niên, thiên tải, bách niên, thập thế... Luận bàn để đánh giá chung về những nhân vật thời cũ, những nhân vật nổi tiếng, những tấm gương sáng mà Cao Bá Quát thầm ngưỡng mộ. Trong thơ, Chu Thần tiếc nuối, ngợi ca, xót thương những anh hùng xưa như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, người anh hùng Dóng… Luận bàn đánh giá về Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Chu Thần viết:
Tiều Ẩn, Ức Trai đĩnh song tuyệt (Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lỵ Thường Tín)
(Tiều Ẩn và Ức Trai là hai nhân vật tuyệt vời)
Cao Bá Quát không những đánh giá tốt về những nhân vật lịch sử của dân tộc, những cống hiến mà các vị ấy mà ông còn ca ngợi những anh hùng phương Bắc đáng kính như Lỗ Trọng Liên khí tiết không tôn Tần làm đế (Lỗ Trọng Liên nghĩa bất đế Tần); Chu Vân tiết tháo (Tân mông hồi bộ, túy trung hữu tác); Vũ Hầu Gia Cát trung nghĩa (Vũ Hầu xuất biểu); Lý Thái Bạch thanh cao, Khuất Nguyên yêu nước… Cao Bá Quát còn luận bàn về gian khổ, thử thách mà người anh hùng trải qua (Mộ phạn bất cấp hí bút ký sự), về tạo vật vũ trụ (Nhị thập tam dạ khán nguyệt họa Phan
Hành Phủ - kỳ nhị), về nỗi uất hận của khách anh hùng (Tặng Thổ KhốiĐỗ Vệ Úy xuất Thanh Hóa), về lẽđời thịnh suy (Vãndu Sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu đề bích – kỳ tứ), về việc xuất xử của kẻ sĩ
(Mộ ý) đặc biệt về danh lợi “tỉnh - say” (Sa hành đoản ca)…
Tóm lại: Thời gian kiểm nghiệm trải dài trong thơ Cao Bá Quát. Nó là những dấu ấn đã qua khó phai mờ và cũng là những bài học bổ ích đối với bản thân ông. Chính bởi thế, nhìn về nó mặc dầu có cảm giác xót xa nhưng ông vẫn hướng về phía trước với niềm tin và hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.