Câu nghi vấn:

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 102 - 107)

178 Bài Trệ vũ chung dạ cảm tác

4.2.2.Câu nghi vấn:

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát xuất hiện nhiều câu nghi vấn. Có khoảng 183 câu. Dấu hiệu để

nhận biết câu nghi vấn là căn cứ vào dấu chấm câu hay sự xuất hiện của các từthùy, thùy chiêu, tùy tương, thùy thanh; kỷ, kỷ nhân, kỷ độ; hà, hà nhân, hà sự, hà thời, hà dụng; vị, vị thùy, vị để; khởi, khởi vô, khởi vị; nạn, nại hà, nại khanh; vấn, vấn tà, tự vấn; an, an đắc, an chi, an thủ, an hữu… Trong khoảng 183 câu mang ý nghi vấn thì có đến 134 câu có hình thức nghi vấn (dấu chấm hỏi cuối câu). Điều này, cho thấy Cao Bá Quát luôn có ý thức khi đặt câu hỏi. Cao Bá Quát cần lời một lời giải đáp, một câu trả lời từ chính hình thức nghi vấn này, thậm chí ông hỏi để tự mình nghĩ ngợi, tự mình tìm đường cho mình. Bởi vậy, đối tượng nghi vấn của ông rất rộng. Nói chung là tất cả

những gì đang xảy ra, đang tác động đến ông. Cao Bá Quát không chỉ hỏi người mà còn hỏi cả trời,

đất, cỏ cây, hoa lá… hỏi ngay cả chính mình. Những câu hỏi của ông xuất hiện ở mọi vị trí, đầu, giữa, cuối bài thơ. Có 12 câu hỏi ở vị trí mởđầu bài thơ, 12 câu hỏi ở câu thứ hai bài thơ; 38 câu hỏi

ở câu cuối bài thơ, 10 câu hỏi ở câu thứ nhất cuối bài thơ (câu thứ nhất ở vị trí hai câu kết bài). Thường thì hai câu thơ mới diễn tả một ý. Nếu vậy thì có 24 bài thơ có câu hỏi ở vị trí đầu bài thơ

và 48 bài thơ có câu hỏi ở vị trí cuối bài trên tổng số 418 bài thơ. Con số này tương đương với lượng câu hỏi trong thơ chữ Hán Nguyễn Du: 250 bài thơ có 115 câu nghi vấn, 38 bài thơ có câu kết là câu nghi vấn.

Câu hỏi trong thơ chữ Hán của Cao luôn hướng đến đối tượng sự vật, hiện tượng cụ thể như gió, trăng, hoa, mặt trời, hiện tượng mưa, sấm chớp…

Mê dương hà sự nệ ngô hành? (Du Đằng giang dữ hữu nhân đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)

(Cỏ mê dương cớ sao vướng bước ta đi?)

Dương hoa vô lực vị thùy mang? (Du mỗ cố trạch, dạ thính đàn tranh)

(Hoa dương liễu yếu ớt, vì ai mà tất tả bay?)

Có khi câu hỏi hướng đến đối tượng bạn bè, người thân, người quen, người xưa. Vấn quân phụ hà chi? (Trấn An lệnh Lê Tử chi nhiệm, đặc lai tương phỏng, kỳ hữu sở tặng, thư dĩ dữ chi)

(Hỏi bác: bây giờ lại đi đâu?)

Tiếu sát Tầm Dương túy Tư Mã,

Thanh sàm hà sự lệ tung hoành? (Đằng Châu ca giả Phú Nhi ký hữu sở dữ , thư dĩ tặng chi)

(Đáng cười chết cái ông Tư Mã say ở bến Tầm Dương, Việc gì mà phải khóc đến nỗi nước mắt ướt đẫm áo xanh?)

Có khi hỏi mình, chất vấn với chính mình những vấn đề về cuộc sống, vấn đề của bản thân. Con số câu hỏi này khá nhiều trên 60 lần, nó biểu lộ tâm tư tình cảm day dứt, băn khoăn đến đau lòng của Chu Thần.

Nam hành giả thùy thị,

Nhật yến phục hà cầu? (Chí gia)

(Người đi về phía nam là ai vậy? Mặt trời chiều rồi mà còn tìm gì?)

Thử biệt hựu an chi? (Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chưđệ tử) (Lần này lại từ biệt đểđi đâu nhỉ?)

Si tâm tương chiếu nại khanh? (Ký hận – kỳ nhị)

(Lòng ngây thơđã hiểu thấu nhau rồi, nhưng biết làm thế nào, hỡi mình?)

Ngô sinh vịđể man tương tầm? (Trường giang thiên – kỳ nhị) (Đời ta vì sao lại phải gặp nó?

Có khi hỏi để mà than thở, ngậm ngùi, luyến tiếc.

Mệnh thân ma yết định hà tri (Cấm sở nguyệt cửu nguyệt trình chư hữu nhân)

(Thân mệnh con bọ khốn khổ nào biết sẽđịnh đoạt ra sao?)

Nhất ban phong nguyệt nhân hà tại? (Mộ xuân tức cảnh hoài nhân) (Gió trăng vẫn thế, còn người ởđâu?)

Hỏi để chia sẻ cảm thông với nỗi niềm của người xưa.

Vô tửu thùy kiêu Nguyễn Bộ binh? (Du Đằng giang dữ hữu nhân đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)

(Không có rượu, ai tưới cho Bộ binh họ Nguyễn?) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ỷ lâu hà sự Thiếu Lăng ông (Đại vũ – kỳ nhị) (Ông lão Thiếu Lăng việc gì mà đứng tựa lầu?)

Hỏi để hướng tới phủđịnh một điều muốn nói. Phiêu lưu nhữ hạt cổ? (Cái tử)

Thanh thế thùy năng niệm nhất phu? (Quan chuẩn)

(Trong lúc thanh bình, nào ai có để ý đến từng người dân thường?)

Có khi hỏi để khẳng định điều muốn nói.

Hoan thưởng na khảđình?(Đề Trần Thận Tư học quán, thứ vận Phương Đình vận – kỳ bát)

(Vui mừng thưởng ngoạn dừng sao được?)

Thùy năng liễu thông tắc (Đắc gia thư, thị nhật tác) (Ai lại có thể không có sự may rủi)

Có khi là dạng câu hỏi có kiểu quan hệ.

Tử cẩu vô nha thùy tốc ngã? (Hí tặng Phan Sinh) (Nếu anh không có nanh thì ai kiện tôi?)

Bất kiến ba đào tráng,

An tri vạn lý tâm? (Thanh Trì phiếm chu Nam hạ) (Nếu không thấy ba đào hùng tráng,

Thì sao biết được chí lớn muôn dặm?)

Có khi là hỏi trong so sánh với đối tượng khác. Phóng bộ học hành ngâm,

Thùy thị Ly Tao ông? (Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm)

(Thử phóng bộ học lối “vừa đi vừa hát”,

(Giữa mình với Khuất Nguyên) hỏi ai thực là ông Ly Tao)

Như thử giang sơn nại ngã hà! (Du Nam Tào sơn tự, lâu thượng ký vọng đề bích trình Thúc Minh – kỳ nhất)

(Non sông như thế, còn mình thì sao đây?)

Có khi hỏi khám phá, tìm đường, hành động.

Mộng đào chư thiên tối thượng đầu (Du Nam Tào sơn tự, lâu thượng ký vọng đề bích trình Thúc Minh – kỳ nhất)

(Có phải) mơđến các cõi trời là trên hết cả chẳng?)

Cử bôi thời tự vấn,

Quyện mã thượng trường đồ (Đáp Trần Ngộ Hiên) (Thường có lúc cất chén tự hỏi,

Ngựa đã mỏi, đường con dài tính sao?)

Quân hồ vi hồ sa thượng lập? (Sa hành đoản ca) (Anh còn đứng làm chi trên bãi cát)

Hỏi với mục đích tu từ, không cần giải đáp, tìm kiếm tri âm.

Ức Trai phú tại dữ thùy luân? (Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vân)

(Bài phú của Ức Trai còn đó, nhưng biết bàn nói cùng ai?)

Thiên tải thùy tự âm? (Độc thi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nghìn năm sau, ai đã nối được âm điệu?)

Phù thế thùy thanh nhãn? (Thập lục nhật yết đĩnh Lữ Thuận, thứ Trần Ngộ Hiên)

(Cuộc đời trôi nổi, biết ai là người mắt xanh?)

Có khi hỏi với nỗi nhớ hướng về gia đình.

Cố viên bắc vọng tri vô ná,

Do ký đình tiền tự thủ tài (Đối cúc Chuyết Hiên trạch đồng chư hữu phú) (Trông về chốn vườn xưa ai biết chăng,

Còn nhớ mấy cây tự trồng ở trước sân?)

Tá vấn cựu kỷ cúc,

Kim hữu kỷ tùng phần? (Chí gia) (Ướm hỏi những cây kỷ câu cúc cũ, Nay có mấy khóm rồi?)

Cũng có khi hỏi để đưa ra cách lựa chọn, hay để cảnh báo, hướng tới một đối tượng ám chỉ

nào đó…vv..

Điều đáng chú ý là câu hỏi ở vị trí đầu và vị trí kết bài. Câu hỏi ở vị trí mở đầu bài thơ

thường nêu vấn đề hay thắc mắc. Câu hỏi cuối bài lại tiếp tục mở ra, như một vòng tròn không kết thúc, vô tận những khúc mắc, những tình cảm, những nỗi niềm… Những vấn đề hỏi có thể là lớn lao nhưng cũng có thể là vụn vặt, tầm thường liên quan đến cá nhân. Tuy vậy, nó có sức vang lớn trong bài thơ, nhất là những câu hỏi kết bài.

Ở loại câu hỏi mởđầu bài thơ, chúng thường nêu vấn đề của toàn bài, như một sự day dứt không thể kìm nén nổi ngay từ đầu. Nó có thể ở câu đầu tiên, hay câu thứ hai của bài thơ. Những câu hỏi mởđầu bài thơ tạo ấn tượng mạnh cho người đọc, đồng thời cũng thấy rõ cảm xúc của tác giả trước hiện thực. Ví như bài Đạo phùng ngã cư – Giữa đường gặp người đói – tác giả không kìm nén cảm xúc trước thực cảnh dáng hình thất thểu, áo rách, nón chẳng đầy đặn của một người đói. Nhà thơđã nêu bật tình cảnh, bộc lộ tình cảm của mình ngay từ câu đầu: Vũ vũ thùy gia tử? Cả bài thơ như trải dài theo cảm xúc và tình cảnh ấy. Bài Quan chuẩn cũng vậy. Câu hỏi mở đầu bài thơ

không chỉ có chức năng hỏi mà còn thông báo. Nó chính là cảm xúc của tác giả sau khi chạy ra ngồi cổng xem có tiếng gọi nhau ồn ào về việc phát chuẩn sớm mai: Tẩu khan môn ngoại động thanh hô/

An Thượng hà nhân cánh họa đồ? Và nó cũng đã khơi nguồn tâm sự nỗi lòng của tác giảở cuối bài về trách nhiệm của kẻ sĩ, về tấm lòng lo dân nhưng chẳng thể làm được.

Câu hỏi kết bài thường không chốt lại ý mà mở ra những nỗi niềm, trăn trở, có khi là những khẳng định hay quyết tâm từ bỏđiều gì đó.

Trường đình bắc cố vân thiên viễn,

Xuân tận thùy chiêu vị tử hồn? (Kiến Bắc nhân lai, nhân thoại cố hương tiêu ức)

(Nơi trường đình ngoảnh nhìn phía Bắc, trời mây xa thẳm, Xuân hết rồi, nào ai gọi hồn người chưa chết?)

An năng đê đầu oải ốc, phủ ngưỡng tùng tha nhân? (Đông vũ ngâm) (Có lẽđâu chui đầu vào mái nhà thấp, cúi ngửa theo ý người khác!)

Thử thân hà sự tác thi ông? (Thứ vận Thận Tư phóng quan nhị hà

đồng Di Xuân, Hòa Phủ)

(Thân này cớ gì lại phải làm một nhà thơ?)

Có khi ở hai câu kết, câu đầu hỏi câu sau khẳng định ý, hay biểu lộ cảm xúc. Bất tri lai nhật thử hoặc hàn?

Như hà cửu tọa linh tâm toan! (Kim nhật hành) (Nào ai biết ngày mai nóng hay rét?

Sao cứ ngồi đây mãi cho lòng xót xa!)

Thái thái tương di thùy? Sở tư tại viễn đạo (Khuê oán) (Bời bời biết ngỏ cùng ai? Nỗi nhớđường xa)

Công danh nhất lộ kỷ nhân nhàn?

Quan cái phân phân ngã hành hỹ! (Hoành sơn vọng hải ca) (Trên đường công danh, đã mấy ai nhàn? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mũ lọng nhộn nhịp, ta cũng đi đây!)

Lại có cả câu hỏi mở đầu và câu hỏi kết cùng xuất hiện trong một bài thơ. Sự xuất hiện câu hỏi ở hai vị trí này cho thấy cảm xúc của Cao Bá Quát rất mãnh liệt. Nó vừa là lời chất vấn với gió xuân vừa là lời thổn thức của bản thân.

Xuân phong hà sự lai thôi bách? Lãm não tây viên từ phú khách. Túng cực vô tình dã tự liên,

Ký ngữ xuân phong thả tạm lưu, Nhĩ lai bất cảm tương hoa trích. Khủng kinh tiều tụy quá thanh minh.

Linh lạc phương tâm vô xứ mích (Thứ Phương Đình, Hoán Phủ, Thận Tư phân vận ngũ thủ - kỳ nhất)

(Gió xuân cớ chi thúc bách?

Sự não nùng buộc chặt khách văn ở vườn tây. Nếu rất vô tình cũng tự thương xót,

Lại do cảm xúc lần lữa mà tiếc suông cho nhau. Nhắn đôi lời với gió xuân hãy tạm ở lại,

Gần đây không dám ngắt hoa. Sợ héo hon qua tiết thanh minh,

Rơi rắc lòng thơm không biết tìm nơi đâu?)

Một điều đáng lưu ý là trong nhiều bài thơ của Cao Bá Quát, không chỉ xuất hiện một câu hỏi mà có đến hai, ba… thậm chí sáu câu hỏi. Ví như bài Chí gia; bài Du Đằng Giang dữ hữu nhân

đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự - kỳ nhất; bài Dữ thi hữu Phan Long trân du Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vân; bài Đạo phùng ngạ cư; bài Đắc gia thư, thị nhật tác …có 3 câu hỏi; bài Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm; bài Đông vũ ngâm; bài Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử; bài Trà giang thu nguyệt ca; bài Phúc lâm lão có 4 câu hỏi; bài Đề Sát viện Bùi công Yên đài Anh ngữ khúc hậu có 6 câu hỏi. Như vậy, có thể nói Cao Bá Quát luôn chất vấn với chính mình, với cuộc đời; ông trăn trở suy tư, tìm kiếm một lối thoát cho bản thân và cho thời đại. Bài Đề Sát viện Bùi công Yên đài Anh ngữ khúc hậu có đến 6 câu hỏi thì có 4 câu hỏi bày tỏ lòng mình, cảm xúc của mình khi đọc Khúc Yên đài Anh ngữ của Bùi công.

Đó là nỗi phấn khởi vì ông sứ quân họ Bùi, người đã khơi nguồn cảm hứng: “Khởi dư giả thùy? Bùi sứ quân!” (Làm cho ta phấn khởi thế là ai? Là ông sứ họ Bùi!); là nỗi đau, nỗi tiếc nuối của bậc tài trai khi đọc mấy pho sách cũ lỗi thời: “Thế gian thùy thị chân nam tử? Uổng cá bình sinh độc thư sử” (Trong thế gian này có ai thật là bậc tài trai/ Mà lại phí cả đời đọc mấy pho sách cũ?); là niềm kính phục ông sứ Yên Đài chẳng cần “học lời con trẻ” và đó cũng chính là thái độ, tình cảm của bản thân trong hiện tại: “Thương học anh ngôn, dục hà sĩ!” (Còn mong gì nữa mà phải hoc lời con trẻ?); cuối cùng là lời khẳng định bản thân chẳng khác nào ông Bùi đã chơi chồn chân, giờ về

nằm nghỉ:“Cao ngọa thất trung quyện du sĩ?” (Có kẻ chơi đã chồn chân, về nằm khểnh trong nhà)…

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 102 - 107)