Bài Dữ thi hữu Phan Long Trân chi Côn Sơn nhân tác hành vân

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 69 - 70)

Tiếng lòng day dứt, đọc Kinh thi, Cao Bá Quát bâng khuâng hỏi về sự trường tồn trước thời gian: “Nghìn năm sau, ai đã nối được âm điệu?”. Và mong câu thơ vang vọng cả cõi trời dù biết rằng nào có ai nghe (Độc thi). Con người suy tưởng trong thơ còn hài hước trong việc tìm hiểu, khám phá “các vùng trời” (Chư thiên). Cao Bá Quát muốn vác sáo lên chợ trời chơi bởi thế khi lên treo lên tới đỉnh núi, lòng vui sướng cười hỏi “các vùng trời còn mấy trùng xa nữa?”166. Lúc uống rượu hỏi trời xanh, muốn “đem ngọc ma ni soi khắp đại thiên thế giới?”. Ca ngợi vẻđẹp danh thắng, thắc mắc về sự ra đời của nó (Du tiên Lữđộng, văn nhân đàm Thái Nguyên sơn thủy chi thắng, túy hậu thành ngâm)… Những trăn trở suy tư cứ day dứt, những ý nghĩ hành động cứ nung nấu trong lòng. Tất cảđã định hướng cho Cao Bá Quát tìm một lối thoát - hành động khởi nghĩa sau này.

Có thể nói ở hoàn cảnh nào, gặp điều gì Cao Bá Quát cũng đặt câu hỏi, trao đổi, luận bàn, đặt vấn đề. Nhìn chung, con người suy tưởng nghi ngờ sự lựa chọn của mình, tra vấn lịch sử, hỏi cả mọi hiện tượng tự nhiên, mọi con người, mọi sự kiện, mọi hưng vong thế sự một đi không trở lại. Con người suy tưởng luôn vượt lên bộc lộ những cảm úc riêng tư, luôn phá cách để tự khẳng định mình, luôn ngờ vực, ám ảnh nỗi bất bình trước thực tại và phàn nàn với cả trời đất núi sông, mây gió, cỏ

cây… Cả cuộc đời Cao Bá Quát là một cuộc đi tìm không ngừng, không nghĩ về lẽ sống ở đời, về

vai trò của thơ văn nói riêng, về kẻ sĩ nói chung. Mình là ai? Mình có thể làm được gì? Làm như thế

nào để có thể khẳng định mình và có thể giúp ích cho đời. Những câu hỏi đó luôn dằn vặt, trăn trở

trong con người Cao Bá Quát.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)