Bài Văn Phương Đễ Nguyễn ông đắc dĩ cố lý di Hưng Yên, thư thử vi tặng

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 52 - 53)

còn cách sống của Nho giáo được căn dặn trong cuốn “Hiếu kinh” hoặc tô vẽ trong cuốn “Nhị thập tứ hiếu”.

Có hiếu với mẹ cha, Cao Bá Quát còn là người em có tình nghĩa ‘máu chảy ruột mềm” với anh chị. Con người trong thơ đã 3 lần bộc lộ mối tình thâm này. Cao Bá Quát đau đớn khi hay tin chị mất (Đắc gia thư, thị nhất tác) mà khóc sinh ly suốt cả mấy tuần (Khốc vong tỷ). Nỗi đau vì mất chị làm tinh thần ông bấn loạn, đứng ngồi không yên, mắt hướng về phía quê nhà với nỗi buồn dằng dặc. Ở quán trọ, khi bắt được thư anh, Cao Bá Quát cũng xúc động sụt sùi, viết bức thưđẫm lệ (Mộ đắc xá huynh quán dạ giam thư kiến ký).

Con người trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát còn dành nhiều tình thương đối với vợ con. Đây là cảnh đoàn viên không chút khuôn sáo, cách biệt trong một lần Chu Thần về nhà “Người vợ vụng tựa gối chải mái tóc rối/ Đứa con thơ kéo áo gối đầu lên khuỷu tay”124. Cảnh vợ chồng con cái sum vầy thật đầm ấm. Thương thay! Cảnh hiếm hoi ấy của một đời dằng dặc những nỗi ly biệt mà người về lại ốm đau. Tuy nhiên, đoàn viên là hạnh phúc lắm rồi dù cho cảnh ấy có ra sao đi nữa. Vợ lo lắng, chăm sóc cho chồng, con nũng nịu với cha. Những cử chỉấy khắc sâu và da diết ở ông. Tình cảm ấy đầm ấm, quý báu biết bao! Cao Bá Quát làm sao quên được. Để rồi trong những chuyến đi, ông đau lòng khi hướng về quê nhà nơi có vợ hiền con thơ. Cái thời gian cuối năm cứđay nghiến khi khách lữ hành cảm nhận nỗi tha hương của vợ con mình. Giờ này, “Vợ con lênh đênh quê người”125. Câu thơ nghe buốt lòng lữ khách. Trách nhiệm của kẻ làm chồng làm cha chưa trọn. Cao Bá Quát tự trách với chính mình. Một câu thơ mà như dựng lên cả cảnh đời lênh đênh của vợ con. Cao Bá Quát – khách lữ hành thương kẻ lữ thứ - vợ con - thật cảm động. Quả thật, tình cảm Chu Thần dành cho vợ con trước sau như một, không đổi dời, như ông từng nói “Ở quê người xa cách tình vợ con vẫn như thế”126.

Riêng tình cảm đối với vợ, Cao Bá Quát đến 4 lần bày tỏ. Ở người vợ hiền ấy chắc hẳn có những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ nên động lực tình cảm ở Chu Thần mới da diết khôn nguôi. Ngày vào tù nơi phòng giam trống vắng, lạnh lẽo, cô đơn, nỗi nhớ về người vợ càng khôn tả. Người vợ hiền nhưđã thấu hiểu nỗi lòng đó, đã gửi cho chồng chiếc áo rét mặc ấm, cây bút đề thơ. Cảm động biết bao tình ý của vợ, Cao Bá Quát muôn hàng lệ rỏ trước đèn khi xem thư vợ: “Một phong thư đọc dưới ngọn đèn, muôn hàng lệ rỏ/ Đêm nay hồn vật vờ quanh chốn buồng thêu”127. Cao Bá Quát đã thật sựđồng cảm với nỗi đau của vợ khi xa chồng. Nhưng ông hiểu và tin vợ hơn. Bà sẽ vượt qua tất cả, bà sẽ là người vợ hiền đảm đang, cao thượng như nàng Mạnh Quang ngày

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)