Truyện Kiều – Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 62 - 63)

thực hiện chí lớn cứ vướng vít, cứ băn khoăn, day dứt mãi không yên. Cũng chính từđây xuất hiện

hình tượng con người suy tưởng với băn khoăn, trăn trở, chất vấn không chỉ trước con đường danh mà với mọi hiện tượng, với thế sự cuộc đời.

Trẻ người chắc gì non dạ, mới ngoài hai mươi tuổi, chàng họ Cao trên con đường thi Hội (1832), cứ đối thoại với chính mình: “Nhớ lại những chuyến đi năm trước/ Đã bị lầm vì chút phù danh? Lần này lại từ biệt để đi đâu nhỉ? Ngoảnh đầu lại nhìn hoài việc cũ”146. Những dòng tự sự, những câu hỏi cứ chất chứa trong lòng. Một mối mâu thuẫn cứ ám ảnh kẻ sĩ trên bước đường thực hiện hoài bão. Công danh cái ngưỡng cửa phải vượt qua. Nhưng con người sớm thấy nó “phù danh”, “hư danh”. Cao Bá Quát đau đớn vì điều này khi muốn sống có ích. Nhớ chuyện cũ mà băn khoăn, day dứt, đau đớn cho bước đi ở hiện tại. Lòng trai tráng còn hừng hực nhưng thời thế suy vi, nỗi lo toan không khỏi đeo mang. Cao Bá Quát tự hỏi mình: “Tuổi trẻ chạy vạy, biết rồi có nên việc gì không?” khi “Con đường ghê sợ còn dài, cứ vướng vít lòng người lữ khách”147, “Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều”148 . Bởi ông nhận thấy “Trên đường danh đã mấy ai nhàn?”149. Và cảnh “người tỉnh thường ít mà người say vô số”150. Trong khi bản thân “Nhiều lần danh chưa xong/ Nhọc nhằn ý sao cùng?”151. Chu Thần đau đớn bấy nhiêu cho bước đường danh phía trước để rồi thở than. Những nỗi băn khoăn trăn trở càng day dứt hơn khi ông bước vào con

đường hoạn lộ. Làm quan Hành tẩu Bộ lễ, rồi làm ở Viện Hàn lâm, công việc nhàn rỗi; lại thêm nơi chốn quan trường bao phen lận đận, khổ sở, hết tù tội lại bị ghét bỏ, thải hồi về quê. Không có cơ

hội thi thố tài năng, nỗi đau khổ bất lực ở kẻ sĩ Cao Bá Quát càng thêm sâu nặng. Con người đã 2 lần dằn vặt với chính mình.

Thái bình vô nhất lược, Lộc lộc sỉ vi nho (Độc dạ)

(Không có một sách lược gì làm cho đời được thái bình, Thẹn mình là nhà nho mà lại tầm thường đến thế!)

Túc tích thốn tâm không tự thác,

Đê thùy bất ngữỷ tường ngung (Quan chuẩn)

(Tấc lòng mình hẹn cho mình ngày xưa vẫn không đâu, Chỉ cúi đầu tựa vào góc tường mà không nói)

Nơi “Tuyên Thất”152 trước chiếu vẫn không có chỗ cho Chu Thần. Thế nên, tấm lòng, hoài bão lớn lao của ông vẫn chưa thực hiện. Bởi vậy, mắt nhìn những con chim có sức bay cao mà bị

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)