Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ/ Kỳ lộ vô vi nhi nữ sầu! (Bài Trà Giang thu nguyệt ca)

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 87 - 92)

Nghe đồn: gần đây xe rồng vừa qua chơi,

Ngoài hành cung Mỹ Xuyên ra, lại còn hành cung mới nữa!)

Không gian của bãi cát lại tiếp tục mở ra ở diện rộng cùng với sự vắng teo của nó, tưởng có thể làm cho con người buồn bã, chùng chân; ai ngờ càng làm cho cái ý chí trai trẻ thêm mênh mông theo sóng nước, cái tinh thần tráng sĩ thêm mài sắc. Người nam nhi thấy ba đào, cát trắng mà hừng hực chí nơi muôn dặm (Thanh Trì phiếm chu Nam hạ), kẻ tráng sĩ thấy sóng dữ vỗ vào bãi cát vắng teo mà nhìn gươm, nghĩ ngợi miên man (Thứ vãn tương độ Lãng Tân, thạch thượng tạm yết). Bãi cát dài, bãi cát dài lại được nhìn từ góc độ con đường đời nên không gian của nó tràn ngập niềm

đau, nỗi uất nghẹn. Người đi trên cát sao mà vất vả, mệt nhọc và khổ ải đến thế! Nước mắt đã rơi mà vẫn cứđi, bước một bước lại lùi một bước mà vẫn cứ bước. Tinh thần tiến về trước quả kiên trì, nhẫn nại! Hình tượng không gian bãi cát dài được lặp lại như một điệp khúc, chất chứa bao suy tư đến nặng trĩu nỗi lòng của kẻ hành nhân.

Trường sa phục trường sa,

...Trường sa, trường sa, nại cừ hà ?

...Quân hồ vi hồ sa thượng lập (Sa hoành đoản ca) (Bãi cát dài, lại bãi cát dài,

...Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây ? ...Anh còn đứng làm chi trên bãi cát ?)

Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều. Nhưng người hành nhân cứ kiên trì đi trên cát. Đến phút cuối, anh ta đã có quyết định không đi trên bãi cát dài nữa, cất cao khúc ca đường cùng, kiên quyết từ chối như Pháp Chân từng nói với viên Thái Thú: Nếu ông cứ bắt tôi ra làm quan, thì tôi sẽđi ẩn ở phía bắc núi Bắc hoặc ở phía nam núi Nam (Hậu Hán thư).

Ở một điểm nhìn khác, không gian của bãi cát uốn quanh làm cho Chu Thần liên tưởng khúc sông như khúc ruột quặn đau. Không gian vật thể - bãi cát - lại được đồng nhất bởi một không gian vật thể của bộ phận cơ thể con người – khúc ruột - thật là sáng tạo, độc đáo. Nhìn bãi cát uốn quanh chắc có lẽ nhà thơ cũng cảm thấy lòng mình nặng trĩu, bởi nỗi suy tư về cuộc sống ngày một cứ

nhiều, bởi cảnh đất lạ xa quê, lại gặp bạn cùng hội cùng thuyền cùng tâm cùng chí, nên có bấy nhiều tâm sự cứ giãi bày.

Sa hồi giang tự sầu trường khúc, Mộ tĩnh phong như tửu lực vi. Dịđịa bất câm Vương xán cảm,

Đương niên thùy phóng Thái Ung qui ?

Đồng du mạn thán tương phùng vãn,

bạc)

(Bãi cát uốn quanh, khúc sông trông như khúc ruột quặn đau, Buổi chiều lặng lẽ, sức gió nhẹ như hơi men phảng phất. Nơi đất khách khôn ngăn được nỗi cảm của Vương Xán, Tưởng khi ấy ai đã chịu cho Thái Ung về.

Bạn đồng du, những than hoài là gặp nhau đã muộn, Khêu ngọn đèn, nói chuyện tâm sự mà lệ rẩy khắp áo)

Nhìn chung, không gian bãi cát luôn khơi gợi một nỗi lòng thường trực ở nhà thơ. Đó là nỗi lòng của bậc nam nhi chí lớn, luôn tiến về phía trước với tinh thần trách nhiệm và tình cảm dạt dào. Không gian bãi cát ở Cao Bá Quát thật sự đã đem lại sự mới lạ, độc đáo trong cách nghĩ và cách cảm nhận.

Cùng với không gian bãi cát là không gian của trăng cũng khơi gợi biết bao tâm sự ở Chu Thần. Thế giới của trăng tràn ngập trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Có đến trên 53 bài thơđề cập

đến trăng. Xưa nay, trăng luôn là biểu tượng của cái đẹp, thơ mộng và lãng mạn. Vẻ đẹp của trăng là kho báu bất tận của thi ca. Trong bài thơ Ninh Bình đạo trung, Cao Bá Quát đã khẳng định điều này: “Trăng và gió xem ra đều là kho vô tận”. Trăng trong thơ Cao có vị trí đặc biệt. Nó không chỉ

mang đến vẻđẹp làm thỏa mãn tài thơ của người thơ mà nó còn là một người bạn rất thân, gần gũi chia sẻ niềm vui và xoa dịu nỗi buồn. Thế giới của trăng lung linh, huyền dịu. Trăng được Cao Bá Quát gọi với những cái tên rất đáng yêu, thân thiện như “vầng trăng sáng” (Thu dạđộc tọa tức sự), “Chị Hằng” (Nhị thập tam dạ khán nguyệt, họa Phan Hành Phủ -kỳ nhất), “viên ngọc ma-ni” (Nhị

thập tam dạ khán nguyệt, họa Phan Hành Phủ -kỳ nhị)… Vẻ đẹp của đêm trăng rằm thật lấp lánh. Không gian của nó tràn ngập ánh sáng. Trăng soi trên dòng nước, soi vào hiên trước, chiếu khắp đất Long thành, phủ đầy Hồ Tây, rọi vào chăn áo con người, soi chiếu vào tâm tư con người… Nó tròn vạnh (Tống nhân quy tứ kỳ), như vành cung (Huyền Không động), không có hình bóng ổn định (Dạ

bán nạp lương đồng Trần Ngộ Hiên, Lê Trực Hiên), như mây gợn sóng biếc (Đề phụng tá Sứ quân họa Lý Đồ); độ sáng nhàn nhạt (Cửu tọa), vằng vặc (Khuê oán, Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ

tác phụng ký chư cố nhân)… Trăng trong thơ Cao Bá Quát mang đậm dấu ấn tâm trạng và cá tính của con người.

Trăng của ngày xưa êm đềm và thơ mộng lắm! Bởi lúc ấy cái chí của Cao trong sức trẻ đang hăng hái vào đời, chưa thấy cái lòng sâu độc của cạm bẫy. Không gian trăng vì thế mà tràn ngập vẻ

sáng trong và người thưởng trăng bao giờ cũng ngập tràn niềm vui sướng, thích thú. Nhưng giờđây,

đường đời đã trải qua và trước mắt còn biết bao điều khó nói trước. Thế nên, dù đã đem lòng với giai tiết (tiết đẹp) nhưng lòng người không sao quên được chuyện đời. Không gian trăng nặng mang tâm tư của nỗi buồn thế sự là vậy. Đêm nay trăng sáng, con người lại cứ giong rủi trên bước đường

dài, bước đường đó lại được đo bằng ngàn núi. Không gian trăng làm nền, đã chứng giám sự đơn

độc của lữ khách.

Chích mã thiên sơn nguyệt (Bảo Xuyên ông nhục kiến thứ họa, tẩu bút thù chi)

(Ngựa lẻ vượt ngàn núi dưới trăng)

Trăng chính là người bạn đồng hành, là ánh sáng soi chiếu cho bước đường phía trước. Cuộc

đời trôi nổi vời vợi và đường đi không cùng của Cao trước sau chỉ có trăng chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu nỗi lòng. Không gian trăng cùng nỗi lòng của con người nơi quan ải, một lần nữa khẳng

định điều đó.

Phù thế du du lộ vô tận,

Nhất liêm thu nguyệt dữ quan tình (Thứ vận Bảo Xuyên ông lưu biệt) (Đời người nổi trôi vời vợi, đường đi không cùng,

Duy có ánh trăng thu giãi trên rèm cùng tấm tâm tình nhuộm màu quan ải)

Đó là không gian trăng trên con đường dài cùng với nỗi lòng của người đi xa. Không gian trăng trên sông lại càng thi vị hơn. Nó hòa quyện cùng nỗi lòng của con người, lúc thì hào hùng khí thế, lúc thì đơn độc, lẻ loi, ngậm ngùi ly biệt... Cao Bá Quát đã 7 lần thổ lộ nỗi lòng cùng trăng trên dòng sông mênh mông.

Trà giang nguyệt, Kim dạ vị tùy thanh?

Quan sơn vạn lý hạo nhất sắc,

Hà xứ bất hệ ly nhân tình? (Trà giang thu nguyệt ca) (Trăng sông Trà!

Đêm nay vì ai mà trong trẻo?

Muôn dặm quan sơn một màu trắng xóa,

Chỗ nào là chỗ không vướng vít tình người biệt ly?

Ưng liên giang thượng nguyệt,

Dạ dạ bản kiều đầu (Trung thu dạđồng Bảo Xuyên thống ẩm vi biệt) (Đáng thương cho ánh trăng rọi bên sông,

Đêm đêm nơi đầu cầu ván)

Ưng liên nhất phiến nguyệt,

Dạ dạđáo ngân câu (Chu hành há Thanh Khê, nhân cố nhân ký biệt tòng du chưđệ tử)

Cứđêm đêm soi trên dòng bạc)

Trăng sông Trà đã vì tâm tư của con người mà trong trẻo, trăng bên sông, trên đầu cầu ván vì sự lẻ loi, cô đơn của con người mà đêm đêm soi sáng. Không gian trăng thật sự gắn kết với nỗi lòng của con người. Con người như muốn phơi bày hết thảy lòng mình cùng trăng. Dòng sông Trà trở

nên tràn ngập trăng (trăng được nhắc đến 8 lần), ánh sáng của nó trong trẻo hơn, trải dài muôn dặm quan san. Con người bày tỏ cảm xúc về một tình bạn ly biệt sáng mai, về cái chí hướng của kẻ

trượng phu. Trăng như một người bạn tri kỉ của con người. Không gian của nó lung linh, huyền dịu, nó thoát ẩn thoát hiện với vẻ đẹp muôn đời không đổi. Bởi thế, con người càng yêu nó, mến nó, không nỡ uống nó. Người và trăng không muốn rời nhau. Không gian sông Trà quả đúng là không gian của cõi lòng - “Tấm gương dầm dưới dòng nước bạc” - soi chiếu tình bạn bè ly biệt, tình người dành cho trăng, soi chiếu tấm lòng kẻ trượng phu chí lớn chống gươm mài kiếm hăng hái, mạnh mẽ, dứt khoát. Không gian trăng bên sông, trên đầu cầu ván cũng vậy. Trăng đơn độc, lẻ loi đáng thương mà cũng đáng yêu như con người. Ánh trăng phải chăng là hình ảnh của một Chu Thần đêm

đêm thao thức trăn trở suy tư với chính mình? Và vẻ sáng trong lấp lánh ánh bạc phải chăng là tâm hồn thanh cao đáng yêu của Cao? Và nếu vậy thì Chu Thần thương trăng hay thương cho chính mình đây! Cao Bá Quát đã 2 lần bày tỏ vẻđẹp phẩm chất trước trăng.

Dạ bất thành mien thôi chẩm khởi,

Đốt đốt thùy vi thiên hạ sĩ?

Nguyệt hạ trầm ngâm tọa đáo minh (Phù Liệt lữđình tống Đỗ Miễn Chi ngự sử)

(Đêm không ngủđược đẩy gối dậy, Chậc chậc, ai là kẻ sĩ trong thiên hạ? Ngồi trầm ngâm tới sáng dưới trăng)

Bi hoan đàn chỉ vô cùng tận,

Tu kiến kim bồn quải bích không (Trung thu kiến nguyệt) (Buồn vui trong chốc lát không kể hết được,

Thẹn thấy mâm vàng treo trời biếc)

Cao Bá Quát lo cho đời mà thao thức, trầm ngâm dưới trăng; buồn vui nhìn trăng mà cảm thấy thẹn với lòng mình. Cái trách nhiệm của kẻ sĩđối với nhân dân càng tỏ rõ phẩm chất và nhân phẩm làm người của Cao Bá Quát. Trăng với ánh sáng hữu ích của nó đem lại vẻ thơ mộng, lộng lẫy cho thế gian. Chu Thần so sánh mình với trăng mà thẹn. Ông thấy mình là một nhà nho mà quá đỗi tầm thường (Độc dạ) … Không gian trăng còn soi sáng nỗi cô đơn của con người (Tự quân chi xuất hỹ), khơi gợi nỗi nhớ quê hương (Chu Trung đối nguyệt), nỗi buồn cố quốc (Long Thành lãm thắng hữu cảm), nỗi buồn của cô phụ (Khuê oán – kỳ nhị)… Không gian trăng còn chứng kiến nỗi khát

khao tự do của con người muốn thoát khỏi ngục tù mà bay lên tận tầng mây tía, hay nỗi băn khoăn trước cuộc đời (Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ tác phụng ký chư cố nhân); nó cũng từng chứng kiến những cuộc vui vầy cùng bạn bè, những đàn hát dưới trăng hay những nỗi suy tư của con người…

Trăng như người bạn tin cậy để Cao Bá Quát gửi gắm tâm tình. Có đến 8 lần, Cao Bá Quát nhắc đến trăng trong mối quan hệ thân thiết với mình, thể hiện qua các bài thơ: Dữ Quảng Nam học chính Bùi đồng túc, dạ khởi kiến nguyệt; Hàn vũ sao tức, dạ ngẫu kiến nguyệt, họa Phương Đình; Mộ đắc xá huynh quán dạ giam thư kiến ký; Thập nguyệt thập thất nhật thừa lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí – kỳ tam; Phái vãng dương trình chu hành phó Đà tấn, tẩu bút lưu biệt thân thức; Trung thu dạ trực họa VũĐông Phương các lão thứ vận, Trung thu kiến nguyệt, Chu hành há Thanh Khê, nhân cố ký biệt tòng du chưđệ tử, thu dạđộc tọa tức sự… Trăng lung linh hiện lên như

bạn cũ lâu ngày mới gặp, như người bạn tri kỉ cố ý theo sát mà chiếu sáng, cúi xuống soi ngắm chia sẻ, thấu hiểu nỗi lòng, soi rọi nhân cách người thơ. Mọi nỗi niềm chua xót của con người đều được vầng trăng soi tỏ, nhờ có trăng con người cảm thấy bớt cô đơn hơn… Trăng cũng có khi là bức thông điệp gửi tấm lòng tưởng nhớ của người thơ cho bạn (Lưu viên du nguyệt, văn đắc tái phát Đà Nẵng thị dạđồng Vũ Hoài Phủ thống ẩm), cũng có khi trăng được giai nhân cẩn thận hứng bọc vào trong áo và xén ra làm bức thư tình gửi ý trung nhân (Thập thất dạ thừa nguyệt, tẩu bút ký hữu nhân). Chu Thần yêu trăng không nỡ làm tan biến vẻ đầy đặn lãng mạn, thi vị của nó nên khi lên thành Thăng Long ngắm cảnh, Cao Bá Quát có cảm xúc: “Không lòng nào bơi thuyền chơi trăng ở

Hồ Tây được”176. Cao Bá Quát giống Lý Thái Bạch ngày xưa: đêm trăng thanh không muốn đề câu thơ hay vì sợ các vì sao rét mướt, về sau ôm trăng mà chết: “Trường Canh đi rồi, ai là người (ôm trăng) chết đuối nữa?”177 …

Lữ khách tha hương rồi cũng có lúc mỏi gối chồn chân tìm nơi trú ngụ. Giây phút thảnh thơi

đó, có mấy ai mà không chạnh lòng hướng về quê hương, gia đình, nhất là gia đình. Cái mái ấm thân thương ấy luôn là sợ dây vô hình gắn kết những tình thâm với nhau, là khoảng không gian ám

ảnh nhất đối với người đi xa từ xưa đến nay. Ngôi nhà vì thế là điểm tựa vững chắc, là không gian

đầu tiên nhất khi nói về gia đình.

Cao Bá Quát, người của lộ trình, lại nếm đủ cả nỗi lênh đênh nơi hải hồ, vì thế xa nhà dài dằng dặc . Không gian mái ấm gia đình trở nên bất an trong nỗi nhớ của nhà thơ. Có lần Cao Bá Quát nói: Đã là người tội lỗi bị bỏ rơi, thì đâu chẳng là nhà. Điều đó có thật sự như lời ông từng nói không hay chỉ là cách nói mỉa mai với chính mình. Thật sự không gian ấm cúng gia đình hiện lên trong Cao rất ít. Chỉ có 3 lần nhà thơ nói về sự trở về nhà của mình (Tương đáo cố hương, Để gia, Chí gia), 3 lần xác nhận mình có ở nhà (Đề Viện Bùi Công Yên Đài Anh ngữ khúc hậu ; Bệnh

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)